Cách ghi thông tin trên phiếu báo thay đổi nhân khẩu, hộ khẩu mẫu HK02
Cách ghi thông tin trên phiếu báo thay đổi nhân khẩu, hộ khẩu mẫu HK02. Tôi đang tiến hành chuyển hộ khẩu từ thành phố Nam Định lên thành phố Hà Nội vào hộ khẩu của nhà chồng tôi. Trong hồ sơ yêu cầu phải có mẫu HK02 nhưng tôi lại không biết điền. Mong tổng đài tư vấn giúp tôi các điền các phần cần thiết trong mẫu đơn này! Tôi xin cảm ơn!
- Làm thế nào để đăng ký sổ tạm trú KT3
- Lấy vợ/chồng có bắt buộc phải chuyển khẩu không?
- Điều kiện đăng ký thường trú
Tư vấn Hôn nhân và Gia đình:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Đối với trường hợp về: Cách ghi thông tin trên phiếu báo thay đổi nhân khẩu, hộ khẩu mẫu HK02; chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
Căn cứ theo quy định tại Thông tư số 36/2014/TT-BCA ngày 9/9/2014 của Bộ công an, bạn điền theo hướng dẫu sau:
Khi ghi thông tin về cá nhân phải căn cứ vào giấy khai sinh và các giấy tờ hộ tịch khác. Nếu không có các giấy tờ trên thì ghi theo sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân, hộ chiếu Việt Nam hoặc giấy tờ khác do cơ quan có thẩm quyền cấp.
a) Mục “Họ và tên”: Ghi bằng chữ in hoa, đủ dấu;
b) Mục “Ngày, tháng, năm sinh”: Xác định theo ngày, tháng, năm dương lịch và được ghi đầy đủ 02 chữ số cho ngày sinh, 02 chữ số cho các tháng sinh là tháng 01 và tháng 02, 04 chữ số cho năm sinh;
c) Mục “CMND số” và mục “Hộ chiếu số”: Ghi đầy đủ số CMND và số hộ chiếu (nếu có cả hai giấy tờ này);
d) Mục “Giới tính”: Nếu giới tính Nam thì ghi là Nam, nếu giới tính Nữ thì ghi là Nữ;
đ) Mục “Nơi sinh”: Ghi nơi sinh theo giấy khai sinh;
e) Mục “Nguyên quán”: Ghi quê quán theo giấy khai sinh. Nếu giấy khai sinh không có mục này thì ghi theo quê quán của cha hoặc quê quán của mẹ theo tập quán hoặc theo thỏa thuận của cha, mẹ. Trường hợp con ngoài giá thú, nếu không có quyết định công nhận cha cho con thì quê quán của con được xác định theo quê quán của mẹ. Phải ghi cụ thể địa danh hành chính cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh. Trường hợp địa danh hành chính đã có thay đổi thì ghi theo địa danh hành chính hiện tại;
g) Mục “Quốc tịch”: Ghi quốc tịch Việt Nam, quốc tịch khác (nếu có);
h) Mục “Dân tộc” và “Tôn giáo”: Ghi dân tộc, tôn giáo theo giấy khai sinh. Trường hợp không có giấy khai sinh thì ghi theo sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ khác do cơ quan có thẩm quyền cấp;
i) Mục “Nghề nghiệp, nơi làm việc”: Ghi rõ hiện nay làm nghề gì và tên cơ quan, đơn vị, tổ chức, địa chỉ nơi làm việc.
k) Đối với mục “Họ và tên chủ hộ” và “Quan hệ với chủ hộ” ghi như sau:
– Trường hợp được chủ hộ đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú thì họ và tên chủ hộ ghi họ, tên chủ hộ đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú, mục quan hệ với chủ hộ ghi mối quan hệ thực tế với chủ hộ đó.
Tư vấn pháp luật Hôn nhân gia đình trực tuyến 24/7: 19006172
l) Mục “Nội dung thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu”: Ghi tóm tắt nội dung thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu. Ví dụ: Đăng ký thường trú, tạm trú; thay đổi nơi đăng ký thường trú, tạm trú; tách sổ hộ khẩu; điều chỉnh những thay đổi trong sổ hộ khẩu …
m) Mục “Ý kiến của chủ hộ”: Ghi rõ ý kiến của chủ hộ là đồng ý cho đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú hoặc đồng ý cho tách sổ hộ khẩu; chủ hộ ký và ghi rõ họ, tên, ngày, tháng, năm.
>>> Bạn tải mẫu đơn tại đây: Phiếu báo thay đổi nhân khẩu, hộ khẩu
Trên đây là giải đáp của chúng tôi về vấn đề: Cách ghi thông tin trên phiếu báo thay đổi nhân khẩu, hộ khẩu mẫu HK02.
Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm tại các bài viết:
Thủ tục cấp sổ hộ khẩu sau khi tách khẩu
Tách sổ hộ khẩu có ảnh hưởng gì tới giá trị sử dụng thẻ bảo hiểm y tế?
Mọi vấn đề vướng mắc về thủ tục cấp sổ hộ khẩu; xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Điều kiện về tuổi kết hôn theo quy định Luật hôn nhân và gia đình năm 2014
- Quản lý tiền của chồng có phải là hành vi bạo lực gia đình không
- Muốn giành quyền nuôi con thì phải làm như thế nào?
- Định đoạt tài sản chung của vợ chồng đang một người đứng tên
- Ông bà có được nhận cháu họ làm con nuôi không?