Tốc độ tối đa của xe máy ở khu vực đông dân cư và ngoài khu vực đông dân cư
Cho tôi hỏi tốc độ tối đa của xe máy ở khu vực đông dân cư và ngoài khu vực đông dân cư có gì khác nhau không ạ? Tôi điều khiển xe máy đi vào đường đôi trong khu vực đông dân cư với tốc độ 72km/h có bị phạt không? Mức phạt thế nào?
- Mức xử phạt đối với trường hợp xe máy, xe đạp dàn hàng 3 trở lên
- Xử phạt người điều khiển xe máy vi phạm cùng lúc nhiều lỗi giao thông
- Xử phạt một số lỗi đối với người điều khiển xe máy theo quy định
Tư vấn giao thông đường bộ
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Đối với thắc mắc của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:
Thứ nhất, tốc độ tối đa của xe máy ở khu vực đông dân cư và ngoài khu vực đông dân cư:
Căn cứ Điều 6 và Điều 7 Thông tư số 31/2019/TT-BGTVT quy định:
“Điều 6. Tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới trên đường bộ (trừ đường cao tốc) trong khu vực đông dân cư
Loại xe cơ giới đường bộ |
Tốc độ tối đa (km/h) |
|
Đường đôi (có dải phân cách giữa); đường một chiều có từ 2 làn xe cơ giới trở lên |
Đường hai chiều không có dải phân cách giữa; đường một chiều có 1 làn xe cơ giới |
|
Các phương tiện xe cơ giới, trừ các xe được quy định tại Điều 8 Thông tư này. |
60 |
50 |
Điều 7. Tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới trên đường bộ (trừ đường cao tốc) ngoài khu vực đông dân cư
Loại xe cơ giới đường bộ |
Tốc độ tối đa (km/h) |
|
Đường đôi (có dải phân cách giữa); đường một chiều có từ 2 làn xe cơ giới trở lên |
Đường hai chiều không có dải phân cách giữa; đường một chiều có 1 làn xe cơ giới |
|
Xe ô tô con, xe ô tô chở người đến 30 chỗ (trừ xe buýt); ô tô tải có trọng tải đến 3,5 tấn. |
90 |
80 |
Xe ô tô chở người trên 30 chỗ (trừ xe buýt); ô tô tải có trọng tải trên 3,5 tấn. |
80 |
70 |
Ô tô buýt; ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc; ô tô chuyên dùng; xe mô tô. |
70 |
60 |
Ô tô kéo rơ moóc; ô tô kéo xe khác. |
60 |
50 |
Tổng đài tư vấn trực tuyến Luật giao thông đường bộ
Như vậy, tốc độ cho phép đối với xe mô tô ( thường được gọi là xe máy) như sau:
– Trong khu vực đông dân cư
+) Đường đôi (có dải phân cách giữa); đường một chiều có từ 2 làn xe cơ giới trở lên: 60 km/h;
+) Đường hai chiều không có dải phân cách giữa; đường một chiều có 1 làn xe cơ giới: 50 km/h.
Ngoài khu vực đông dân cư:
+) Đường đôi (có dải phân cách giữa); đường một chiều có từ 2 làn xe cơ giới trở lên: 70 km/h;
+) Đường hai chiều không có dải phân cách giữa; đường một chiều có 1 làn xe cơ giới: 60 km/h.
Thứ hai, mức phạt đối với hành vi điều khiển xe máy đi vào đường đôi với tốc độ 72km/h:
Như đã đề cập ở trên, tốc độ tối đa cho phép đối với xe máy khi đi vào đường đôi trong khu vực đông dân cư là 60km/h; Vậy nên bạn chạy xe với tốc độ 72 km/h trong khu vực đông dân cư thì sẽ bị xử phạt theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP: được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định:
“4. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h;”
Như vậy, nếu bạn điều khiển xe máy với tốc độ 72 km/h trong khu vực đông dân cư sẽ bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về tốc độ tối đa của xe máy ở khu vực đông dân cư và ngoài khu vực đông dân cư.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo các bài viết:
Xử phạt một số lỗi đối với người điều khiển xe máy theo quy định
Mức xử phạt đối với lỗi chạy tốc độ thấp không đi bên phải đường xe chạy
Trong quá trình giải quyết nếu có gì vướng mắc; bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn.
- Mức phạt chưa đủ tuổi điều khiển xe máy không mũ, không gương
- Quy định giá trị đăng ký xe đối với người nước ngoài tại Việt Nam
- Xử phạt lỗi điều khiển xe máy chở vượt quá số người quy định
- Mức xử phạt lỗi lùi xe ô tô nơi đường giao nhau năm 2023
- Điều khiển xe máy mà không có bằng lái và bảo hiểm trách nhiệm dân sự