Nội dung câu hỏi:
Tôi thấy đợt này là tổng kiểm tra, rà soát của CSGT đối với các phương tiện giao thông nên có nghe nói lái xe du lịch 16 chỗ ( xe không có phụ xe) thì phải có thêm chứng chỉ nghiệp vụ du lịch, chứng chỉ nghiệp vụ vận tải. Vậy có đúng không ạ?
- Quy định về việc cấp chứng chỉ tập huấn nghiệp vụ du lịch
- Có cần tập huấn nghiệp vụ du lịch cho lái xe hay không?
- Yêu cầu tham gia tập huấn nghiệp vụ lái xe đối với lái xe của công ty
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
Quy định về chứng chỉ nghiệp vụ vận tải
Loại xe nào phải có Chứng chỉ nghiệp vụ vận tải?
Căn cứ tại Khoản 3 Điều 34 Nghị định 10/2020/NĐ-CP quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô:
“Điều 34. Đơn vị kinh doanh vận tải bằng xe ô tô
3. Đơn vị kinh doanh vận tải
a) Ký hợp đồng lao động, đóng các loại bảo hiểm, tổ chức khám sức khỏe định kỳ và thực hiện đầy đủ các quyền lợi của người lao động (bao gồm cả lái xe, nhân viên phục trên xe) theo quy định của pháp luật về lao động;
b) Phải đảm bảo các quyền lại của hành khách theo quy định của pháp luật;
c) Tổ chức tập huấn nghiệp vụ vận tải và an toàn giao thông cho người lái xe, nhân viên phục vụ trên xe; cấp thẻ nhận dạng lái xe cho lái xe của đơn vị theo quy định;
d) Trong trường hợp có từ 02 đơn vị kinh doanh vận tải trở lên hợp tác để cùng kinh doanh vận tải phải có hợp đồng hợp tác, trong nội dung hợp đồng phải thể hiện: Đơn vị nào chịu trách nhiệm trực tiếp điều hành phương tiện, lái xe để vận chuyển hành khách, hàng hóa, quyết định giá cước vận tải và các nội dung theo quy định tại điểm a, điểm b và điểm c khoản này.”
Theo quy định trên, đơn vị kinh doanh vận tải bằng xe ô tô phải tổ chức tập huấn nghiệp vụ vận tải và an toàn giao thông cho người lái xe, nhân viên phục vụ trên xe; cấp thẻ nhận dạng lái xe cho lái xe của đơn vị theo quy định. Mà tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định 10/2020/NĐ-CP định nghĩa: “Đơn vị kinh doanh vận tải bao gồm: Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.”
Như vậy, cứ là đơn vị kinh doanh vận tải bằng xe ô tô (không kể xe tải, xe khách, xe bus hay xe contenner… cứ có biển số vàng) là phải cấp chứng chỉ nghiệp vụ kinh doanh vận tải cho lái xe và nhân viên phục vụ trên xe. Do đó, xe của bạn là xe ô tô du lịch 16 chỗ nên bắt buộc lái xe phải có Chứng chỉ nghiệp vụ vận tải.
Cấp chứng chỉ nghiệp vụ vận tải ở đâu?
Căn cứ điểm d Khoản 5 Điều 16 Thông tư 12/2020/TT-BGTVT quy định về việc Tổ chức tập huấn nghiệp vụ vận tải và an toàn giao thông cho người lái xe, nhân viên phục vụ trên xe như sau:
“Điều 16: Tổ chức tập huấn nghiệp vụ vận tải và an toàn giao thông cho người lái xe, nhân viên phục vụ trên xe
5. Đơn vị kinh doanh vận tải chịu trách nhiệm tổ chức tập huấn nghiệp vụ vận tải và an toàn giao thông cho người lái xe, nhân viên phục vụ trên xe và đáp ứng các yêu cầu sau:
d) Cấp Giấy chứng nhận đối với những người đã hoàn thành tập huấn theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này; lưu hồ sơ chương trình tập huấn và kết quả tập huấn tối thiểu trong 03 năm.”
Theo quy định trên, đơn vị kinh doanh vận tải có trách nhiệm tổ chức tập huấn nghiệp vụ vận tải và an toàn giao thông cho người lái xe, nhân viên phục vụ trên xe. Sau khi hoàn thành lớp huấn luyện thì đơn vị kinh doanh vận tải có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đối với những người đã hoàn thành tập huấn theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 Thông tư 12/2020/TT-BGTVT; lưu hồ sơ chương trình tập huấn và kết quả tập huấn tối thiểu trong 03 năm.
Vậy, đơn vị kinh doanh vận tải sẽ cấp chứng chỉ nghiệp vụ vận tải cho lái xe và phụ xe. Do đó, bạn liên hệ với đơn vị kinh doanh vận tải nơi bạn đang làm việc để được hỗ trợ
Thời điểm cấp Chứng chỉ nghiệp vụ vận tải
– Định kỳ không quá 03 năm, kể từ lần tập huấn trước đó.
Đối tượng phải có Chứng chỉ nghiệp vụ vận tải
Căn cứ Khoản 1 Điều 16 Thông tư 12/2020/TT-BHGTV quy định về Tổ chức tập huấn nghiệp vụ vận tải và an toàn giao thông cho người lái xe, nhân viên phục vụ trên xe thì đối tượng phải có chứng chỉ nghiệp vụ vận tải là: – Người lái xe, nhân viên phục vụ trên xe.
Điều kiện để đơn vị kinh doanh vận tải tổ chức nghiệp vụ tập huấn nghiệp vụ vận tải
Căn cứ tại Khoản 5 Điều 16 Thông tư 12/2020/TT-BGTVT thì Đơn vị kinh doanh vận tải chịu trách nhiệm tổ chức tập huấn nghiệp vụ vận tải và an toàn giao thông cho người lái xe, nhân viên phục vụ trên xe và đáp ứng các yêu cầu sau:
– Đảm bảo đúng các nội dung theo quy định về đối tượng tập huấn, nội dung tập huấn và thời điểm tập huấn.
– Trong quá trình tổ chức tập huấn đơn vị kinh doanh vận tải được phối hợp với đơn vị vận tải khác, Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam, hiệp hội vận tải ô tô địa phương, cơ sở đào tạo người lái xe ô tô, trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của bộ, cơ quan ngang bộ, các trường đào tạo từ trung cấp trở lên (các trường có chuyên ngành vận tải) để tổ chức tập huấn cho người lái xe, nhân viên phục vụ trên xe;
– Trước khi tổ chức tập huấn, đơn vị tổ chức tập huấn thông báo đến Sở Giao thông vận tải địa phương về kế hoạch tập huấn, địa điểm, danh sách cán bộ tập huấn và danh sách học viên tham dự tập huấn để kiểm tra, giám sát;
– Cấp Giấy chứng nhận đối với những người đã hoàn thành tập huấn theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 12/2020/TT-BGTVT; lưu hồ sơ chương trình tập huấn và kết quả tập huấn tối thiểu trong 03 năm.
Mức phạt khi không có Chứng chỉ nghiệp vụ vận tải
Căn cứ theo quy định tại Điểm g Khoản 4, Điểm a Khoản 10 và Điểm d Khoản 11 Điều 28 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 28. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về vận tải đường bộ, dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ
4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với tổ chức kinh doanh vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
g) Sử dụng lái xe, nhân viên phục vụ trên xe để tham gia kinh doanh vận tải bằng xe ô tô mà không được tập huấn, hướng dẫn về nghiệp vụ vận tải hành khách và an toàn giao thông theo quy định (đối với hình thức kinh doanh vận tải có quy định lái xe, nhân viên phục vụ trên xe phải được tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ);
10. Ngoài việc bị phạt tiền, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại điểm h khoản 2; điểm a, điểm b, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g , điểm h, điểm l, điểm o, điểm p, điểm q, điểm r, điểm s, điểm t khoản 4; điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g, điểm i, điểm k, điểm l, điểm m, điểm n, điểm o, điểm p, điểm q khoản 6; điểm e, điểm i khoản 7 Điều này bị tước quyền sử dụng phù hiệu (biển hiệu) từ 01 tháng đến 03 tháng (nếu có hoặc đã được cấp) đối với xe vi phạm;
11. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
d) Thực hiện hành vi quy định tại điểm g khoản 4, điểm đ khoản 7 Điều này buộc phải tổ chức tập huấn nghiệp vụ hoặc tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho lái xe và nhân viên phục vụ trên xe theo quy định;”
Như vậy, theo quy định trên, trường hợp bạn không có chứng chỉ tập huấn nghiệp vụ vận tải thì phía công ty của bạn sẽ bị phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng. Ngoài ra, xe của công ty bạn còn bị tước quyền sử dụng phù hiệu từ 01 tháng đến 03 tháng và buộc phải tập huấn nghiệp vụ theo quy định.
Tổng đài tư vấn trực tuyến Luật giao thông đường bộ 24/7: 1900 6172
Quy định về chứng chỉ nghiệp vụ du lịch
Đối tượng phải có chứng chỉ nghiệp vụ du lịch:
Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 42/2017/TT-BGTVT quy định:
“Điều 4. Quy định đối với nhân viên phục vụ trên phương tiện vận tải khách du lịch đường bộ
1. Nhân viên phục vụ trên xe ô tô vận tải khách du lịch phải được tập huấn về nghiệp vụ và các quy định của pháp luật đối với hoạt động kinh doanh vận tải theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
3. Đối với lái xe đồng thời là nhân viên phục vụ khi vận chuyển khách du lịch, đơn vị kinh doanh vận tải phải tập huấn nghiệp vụ du lịch cho người lái xe như nội dung tập huấn đối với nhân viên phục vụ”
Theo thông tin bạn cho biết, bạn là lái xe du lịch và trên xe không có phụ xe nên bạn sẽ được xét là lái xe đồng thời là nhân viên phục vụ khi vận chuyển khách du lịch. Theo đó, bạn sẽ bắt buộc phải có chứng chỉ nghiệp vụ du lịch.
Mức phạt khi lái xe không có chứng chỉ nghiệp vụ du lịch
Căn cứ theo quy định tại Điểm g Khoản 4, Điểm a Khoản 10 và Điểm d Khoản 11 Điều 28 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 28. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về vận tải đường bộ, dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ
4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với tổ chức kinh doanh vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
g) Sử dụng lái xe, nhân viên phục vụ trên xe để tham gia kinh doanh vận tải bằng xe ô tô mà không được tập huấn, hướng dẫn về nghiệp vụ vận tải hành khách và an toàn giao thông theo quy định (đối với hình thức kinh doanh vận tải có quy định lái xe, nhân viên phục vụ trên xe phải được tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ);
10. Ngoài việc bị phạt tiền, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại điểm h khoản 2; điểm a, điểm b, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g , điểm h, điểm l, điểm o, điểm p, điểm q, điểm r, điểm s, điểm t khoản 4; điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g, điểm i, điểm k, điểm l, điểm m, điểm n, điểm o, điểm p, điểm q khoản 6; điểm e, điểm i khoản 7 Điều này bị tước quyền sử dụng phù hiệu (biển hiệu) từ 01 tháng đến 03 tháng (nếu có hoặc đã được cấp) đối với xe vi phạm;
11. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
d) Thực hiện hành vi quy định tại điểm g khoản 4, điểm đ khoản 7 Điều này buộc phải tổ chức tập huấn nghiệp vụ hoặc tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho lái xe và nhân viên phục vụ trên xe theo quy định;”
Trường hợp công ty bạn sử dụng lái xe khách không được tập huấn, hướng dẫn về nghiệp vụ vận tải hành khách thì bị xử phạt như sau:
– Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng.
– Bị tước quyền sử dụng phù hiệu (biển hiệu) từ 01 tháng đến 03 tháng đối với xe vi phạm.
– Buộc phải tập huấn nghiệp vụ cho lái xe theo đúng quy định.
Ngoài ra bạn có thể tham khảo bài viết:
Lái xe hợp đồng du lịch có cần chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch
Bắt buộc tập huấn nghiệp vụ đối với lái xe của công ty kinh doanh vận tải
Mọi thắc mắc liên quan xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.