Cách xác định chủ phương tiện giao thông khi xảy ra vi phạm hành chính
Cách xác định chủ phương tiện giao thông khi xảy ra vi phạm hành chính. Tổng đài cho tôi hỏi việc xác định chủ phương tiện giao thông khi xảy ra vi phạm hành chính được quy định như thế nào?
- Xác định chủ phương tiện khi điều khiển xe đã gia nhập hợp tác xã
- Xử phạt đối với chủ phương tiện giao xe cho người chưa có giấy phép lái xe
- Xử phạt người điều khiển và chủ phương tiện giao thông đối với xe quá chiều cao
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Về vấn đề Cách xác định chủ phương tiện giao thông khi xảy ra vi phạm hành chính; chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
Căn cứ quy định tại Khoản 6 Điều 80 Nghị định 100/2019/NĐ-CP , cụ thể như sau:
“Điều 80. Thủ tục xử phạt đối với chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ
6. Chủ phương tiện bị xử phạt theo quy định tại Nghị định này là một trong các đối tượng sau đây:
a) Cá nhân, tổ chức đứng tên trong Giấy đăng ký xe;
b) Trường hợp người điều khiển phương tiện là chồng (vợ) của cá nhân đứng tên trong Giấy đăng ký xe thì người điều khiển phương tiện là đối tượng để áp dụng xử phạt như chủ phương tiện;
c) Đối với phương tiện được thuê tài chính của tổ chức có chức năng cho thuê tài chính thì cá nhân, tổ chức thuê phương tiện là đối tượng để áp dụng xử phạt như chủ phương tiện;
d) Đối với phương tiện thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã và được hợp tác xã đứng tên làm thủ tục đăng ký kinh doanh vận tải bằng xe ô tô thì hợp tác xã đó là đối tượng để áp dụng xử phạt như chủ phương tiện;
đ) Đối với phương tiện thuê của tổ chức, cá nhân có chức năng cho thuê tài sản và được tổ chức, cá nhân thuê phương tiện đứng tên làm thủ tục đăng ký kinh doanh vận tải bằng xe ô tô thì tổ chức, cá nhân đã thuê và đứng tên làm thủ tục đăng ký kinh doanh vận tải bằng xe ô tô cho phương tiện là đối tượng để áp dụng xử phạt như chủ phương tiện;
e) Đối với phương tiện chưa làm thủ tục đăng ký xe hoặc đăng ký sang tên xe theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được Điều chuyển, được thừa kế tài sản thì cá nhân, tổ chức đã mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được Điều chuyển, được thừa kế tài sản là đối tượng để áp dụng xử phạt như chủ phương tiện.”
Khi xảy ra vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, ngoài người điều khiển xe bị xử phạt vi phạm, chủ phương tiện cũng có thể bị xử phạt. Từ quy định trên, ta có thể xác định chủ phương tiện giao thông khi xảy ra vi phạm hành chính như sau:
- Cá nhân, tổ chức đứng tên trong Giấy đăng ký xe;
- Người điều khiển phương tiện giao thông là vợ (chồng) của cá nhân đứng tên trong giấy đăng ký xe;
- Tổ chức, cá nhân thuê phương tiện của tổ chức cho thuê tài chính;
- Hợp tác xã trong trường hợp phương tiện vi phạm thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã và được hợp tác xã đứng tên làm thủ tục đăng ký kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.
- Tổ chức, cá nhân đã thuê và đứng tên làm thủ tục đăng ký kinh doanh vận tải bằng xe ô tô cho phương tiện.
- Cá nhân, tổ chức đã mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản trong trường hợp chưa làm thủ tục sang tên, đăng ký xe.
Tổng đài tư vấn trực tuyến về Giao thông đường bộ 24/7: 1900 6172
Trên đây là toàn bộ phần tư vấn của chúng tôi đối với câu hỏi: Cách xác định chủ phương tiện giao thông khi xảy ra vi phạm hành chính. Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm bài viết:
Mức xử phạt với hành vi chiếm dụng hè phố làm nơi trông giữ xe ô tô, xe máy
Quy định về vấn đề uống rượu bia khi điều khiển xe máy như thế nào
Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc liên quan tới:Cách xác định chủ phương tiện giao thông khi xảy ra vi phạm hành chính, bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn và giải đáp.
- Tốc độ tối đa cho phép chạy đối với xe ô tô 7 chỗ
- Xử phạt người điều khiển xe máy chở người đi cấp cứu không đội mũ bảo hiểm
- Đi xe ô tô không có biển số phụ thì bị xử phạt như thế nào?
- Đỗ xe ô tô che khuất biển báo hiệu đường bộ bị phạt bao nhiêu tiền?
- Thời hạn và yêu cầu khi bảo lưu kết quả thi sát hạch như thế nào?