Điều khiển xe ô tô mà không có đăng ký xe bị xử lý như thế nào?
Điều khiển xe ô tô mà không có đăng ký xe bị xử lý như thế nào? Do vội đi công việc nên tôi đánh với ví trong đó có Đăng ký xe mà đến giờ vẫn chưa đi cấp lại được do bị mất. Nay điều khiển xe ra đường bị Công an tuýt phát hiện lỗi không có Đăng ký xe thì sẽ bị xử phạt thế nào ạ? Xin cảm ơn
- Không có đăng ký xe bị phạt như thế nào?
- Làm thủ tục cấp lại giấy chứng nhận đăng ký xe ở đâu?
- Mức xử phạt đối với lỗi không mang theo đăng ký xe ô tô
Tư vấn giao thông đường bộ
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Đối với trường hợp của bạn về điều khiển xe ô tô mà không có đăng ký xe bị xử lý như thế nào, chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
Thứ nhất, về việc không có đăng ký xe
Căn cứ Khoản 2 Điều 58 Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định như sau:
“Điều 58. Điều kiện của người lái xe tham gia giao thông
2. Người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ sau:
a) Đăng ký xe;
b) Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới quy định tại Điều 59 của Luật này;
c) Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới quy định tại Điều 55 của Luật này;
d) Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới”.
Theo đó, đăng ký xe là một trong những giấy tờ mà người lái xe phải mang theo khi điều khiển phương tiện. Như vậy bạn điều khiển xe ô tô không có đăng ký xe nên bạn đã vi phạm luật giao thông đường bộ.
Thứ hai, về mức phạt tiền với người điều khiển phương tiện không có Giấy đăng ký xe
Căn cứ điểm a Khoản 4, điểm a Khoản 8 Điều 16 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 16. Xử phạt người điều khiển xe ô tô (bao gồm cả rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo theo) và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông
4. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe không có Giấy đăng ký xe, đăng ký rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc theo quy định;
8. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a, điểm b khoản 3; khoản 4; khoản 5; điểm c khoản 6; điểm a khoản 7 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;
Tổng đài tư vấn trực tuyến về Giao thông đường bộ: 19006172
Đồng thời, Khoản 1 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 82. Tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm
1. Để ngăn chặn ngay vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt được phép tạm giữ phương tiện đến 07 ngày trước khi ra quyết định xử phạt đối với những hành vi vi phạm được quy định tại các Điều, Khoản, Điểm sau đây của Nghị định này và phải tuân thủ theo quy định tại Khoản 2 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính:
e) Điểm a, điểm b khoản 4; khoản 5; điểm a, điểm b, điểm c khoản 6 Điều 16;”
Như vậy, theo quy định trên, trong trường hợp bạn điều khiển xe ô tô không có đăng ký xe, bạn sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng, bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng và bị tạm giữ phương tiện đến 07 ngày.
Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về vấn đề điều khiển xe ô tô mà không có đăng ký xe bị xử lý như thế nào
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo bài viết:
Có được dùng bản sao đăng ký xe thay thế bản chính không?
Mang bản sao đăng ký xe tham gia giao thông có bị phạt?
Nếu còn vướng mắc về điều khiển xe ô tô mà không có đăng ký xe bị xử lý như thế nào; bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
- Tiêu chuẩn sức khỏe người lái xe về mắt được quy định như thế nào?
- Xử phạt đối với trường hợp xe ô tô chở quá số người quy định
- Xe ô tô 1.5 tấn có cần phải gắn phù hiệu và thiết bị giám sát hành trình?
- Xe có trọng tải 1 tấn có cần xin cấp phù hiệu xe tải hay không?
- Thủ tục cấp lại giấy chứng nhận đăng kiểm bị mất năm 2023