Điều khiển xe ô tô vi phạm quy định về bảo vệ môi trường bị xử phạt ra sao?
Tổng đài tư vấn cho tôi hỏi vấn đề sau! Tôi điều khiển xe ô tô chở hàng hóa bàn ghế đi giao cho công ty chế biến các sản phẩm từ gỗ. Trên đường vận chuyển do gặp sự cố với động cơ nên tôi có lùi xe vào một bãi đất trống, rộng và hạ một số sản phẩm bàn ghế xuống bãi đất để kiểm tra. Sau đó tôi bị cảnh sát giao thông xử phạt với lỗi vi phạm quy định về bảo vệ môi trường. Thực sự tôi chưa hiểu rõ về lỗi vi phạm này là như thế nào nên nhờ Tổng đài giúp tôi với!
- Mức phạt đối với lỗi ô tô không nhường đường cho xe cứu thương
- Điều kiện với người điều khiển xe ô tô 16 chỗ ngồi như thế nào?
- Tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới ngoài khu vực đông dân cư
Tư vấn luật giao thông:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi. Về vấn đề điều khiển xe ô tô vi phạm quy định về bảo vệ môi trường; Tổng đài tư vấn xin tư vấn cho bạn như sau:
Điều 20 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 20. Xử phạt người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy định về bảo vệ môi trường khi tham gia giao thông
1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi điều khiển xe không đáp ứng yêu cầu về vệ sinh lưu thông trong đô thị.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Để dầu nhờn, hóa chất rơi vãi xuống đường bộ;
b) Chở hàng rời, chất thải, vật liệu xây dựng dễ rơi vãi mà không có mui, bạt che đậy hoặc có mui, bạt che đậy nhưng vẫn để rơi vãi; chở hàng hoặc chất thải để nước chảy xuống mặt đường gây mất an toàn giao thông và vệ sinh môi trường;
c) Lôi kéo bùn, đất, cát, nguyên liệu, vật liệu hoặc chất phế thải khác ra đường bộ gây mất an toàn giao thông và vệ sinh môi trường.
3. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe đổ trái phép rác, đất, cát, đá, vật liệu, chất phế thải trong phạm vi đất dành cho đường bộ ở đoạn đường ngoài đô thị.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi đổ trái phép rác, đất, cát, đá, vật liệu, chất phế thải ra đường phố.
5. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều này còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.
6. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều này còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc phải thu dọn rác, chất phế thải, vật liệu, hàng hóa và khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra; nếu gây ô nhiễm môi trường phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do vi phạm hành chính gây ra.“
Như vậy, theo như thông tin bạn cung cấp là lỗi vi phạm trên được thực hiện tại một bãi đất trống và rộng, không phải là đường giao thông và không có bất kì phương tiện giao thông nào lưu thông nên dẫn chiếu theo Điều 20 chưa đủ căn cứ để xác định. Bởi các trường hợp được liệt kê tại Điều 20 là các trường hợp vi phạm khi đang lưu thông trên đường và xảy ra trên đường bộ. Do đó, chúng tôi xin liệt kê ra một số trường hợp gần nhất với lỗi bạn bị Cảnh sát giao thông áp dụng. Đó là:
– Lôi kéo bùn, đất, cát, nguyên liệu, vật liệu hoặc chất phế thải khác ra đường bộ gây mất an toàn giao thông và vệ sinh môi trường và bị phạt từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng;
– Đổ trái phép rác, đất, cát, đá, vật liệu, chất phế thải trong phạm vi đất dành cho đường bộ ở đoạn đường ngoài đô thị và bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển;
– Đổ trái phép rác, đất, cát, đá, vật liệu, chất phế thải ra đường phố và bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với người điều khiển xe.
Tổng đài tư vấn trực tuyến Luật giao thông đường bộ 24/7: 1900 6172
Bên cạnh đó, Điểm đ Khoản 1 Điều 3 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định về nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính như sau:
“Điều 3. Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính
1. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính bao gồm:
đ) Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính;”
Như vậy, trong trường hợp này khi bạn bị Cảnh sát giao thông xử phạt thì Cảnh sát Giao thông có trách nhiệm chứng minh bạn đã thực hiện hành vi vi phạm. Cá nhân bạn cũng có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm lỗi này. Do đó, Cảnh sát giao thông sẽ phải đưa ra các căn cứ để chứng minh rằng bạn đã vi phạm một trong trường hợp được liệt kê ở trên. Trường hợp Cảnh sát Giao thông không thể chứng minh được lỗi của bạn thì bạn sẽ không bị xử phạt đối với lỗi vi phạm này.
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề điều khiển xe ô tô vi phạm quy định về bảo vệ môi trường. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo bài viết:
Điều khiển xe ô tô đã hết hạn đăng kiểm 1 tháng thì bị phạt như thế nào?
Sử dụng rượu và chạy xe dưới tốc độ tối thiểu thì bị phạt thế nào?
Mọi thắc mắc liên quan đến vấn đề Điều khiển xe ô tô vi phạm quy định về bảo vệ môi trường bị xử phạt ra sao?; xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến Luật giao thông đường bộ 24/7: 1900 6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
- Công an xã, phường trong việc tuần tra, kiểm soát trật tự an toàn giao thông
- Bắt đầu tính thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ khi nào?
- Quy định pháp luật về nhường đường tại nơi đường dốc
- Giấy đăng ký bị sai màu sắc xe thì có phải cấp lại không?
- Thủ tục đăng ký sang tên xe trong cùng tỉnh