Hạng bằng lái xe quy định đối với người điều khiển ô tô chở người 25 chỗ
Tôi muốn điều khiển xe ô tô chở người 25 chỗ thì cần thi bằng lái xe hạng gì và cần đáp ứng những điều kiện của hạng bằng lái xe đó? Tôi xin cảm ơn.
- Mức phạt đối với hành vi không mang bằng lái xe, đăng kí xe, bảo hiểm ô tô
- Thủ tục nâng hạng giấy phép lái xe từ bằng hạng C lên bằng hạng D
- Mức phạt đối với việc mang giấy hẹn cấp lại bằng lái xe ô tô khi tham gia giao thông
Tư vấn luật giao thông:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Về vấn đề của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:
Thứ nhất, về hạng bằng lái xe đối với người điều khiển ô tô 25 chỗ
Căn cứ điểm đ khoản 2 Điều 59 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định như sau:
“Điều 59. Giấy phép lái xe
2. đ) Hạng D cấp cho người lái xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi và các loại xe quy định cho các giấy phép lái xe hạng B1, B2, C;”
Như vậy, hạng bằng lái xe yêu cầu đối với người điều khiển ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi là bằng lái xe hạng D. Theo đó, bạn muốn điều khiển xe ô tô chở người 25 chỗ thì bạn cần thi bằng lái xe hạng D.
Thứ hai, điều kiện cấp bằng lái hạng D
– Điều kiện về tuổi
Căn cứ quy định tại điểm d khoản 1, khoản 2 Điều 60 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định:
“Điều 60. Tuổi, sức khỏe của người lái xe
1. d) Người đủ 24 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi; lái xe hạng C kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc (FC);
2. Người lái xe phải có sức khỏe phù hợp với loại xe, công dụng của xe. Bộ trưởng Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe, việc khám sức khỏe định kỳ đối với người lái xe ô tô và quy định về cơ sở y tế khám sức khoẻ của người lái xe.“
– Điều kiện về sức khỏe
Để được cấp bằng lái hạng D bạn cần đáp ứng điều kiện về sức khỏe, cụ thể là không mắc các bệnh được quy định tại Phụ lục số 1 Thông tư liên tịch số 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT.
Tổng đài tư vấn trực tuyến về Giao thông đường bộ: 19006172
+ Điều kiện nâng hạng bằng
Điểm c khoản 3 Điều 7 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định như sau:
“3. Người học để nâng hạng giấy phép lái xe phải có đủ thời gian lái xe hoặc hành nghề và số km lái xe an toàn như sau:
c) Hạng B2 lên C, C lên D, D lên E; các hạng B2, C, D, E lên hạng F tương ứng; các hạng D, E lên FC: thời gian hành nghề từ 03 năm trở lên và 50.000 km lái xe an toàn trở lên;
d) Hạng B2 lên D, C lên E: thời gian hành nghề từ 05 năm trở lên và 100.000 km lái xe an toàn trở lên.”
Theo đó, quy định trên đồng nghĩa với việc bằng D không thể thi trực tiếp mà phải được nâng hạng từ bằng C lên D hoặc B2 lên D. Do vậy, muốn thi lấy bằng D bạn cần có bằng lái hạng C với thời gian hành nghề từ 03 năm trở lên và 50.000 km lái xe an toàn trở lên hoặc bằng lái xe hạng B2 với thời gian hành nghề từ 05 năm trở lên và 100.000 km lái xe an toàn trở lên
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo bài viết:
Quy định về phạt vi phạm giao thông khi say rượu vẫn điều khiển xe ô tô
Xử phạt khi ô tô đi ngược chiều của đường một chiều
Mọi thắc mắc liên quan đến vi phạm giao thông, xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
- Xe chở hàng quá trọng tải bao nhiêu % thì bị phạt
- Xử phạt ô tô tải không niêm yết tên của HTX năm 2023
- Xử phạt đối với lỗi để vật liệu, phế thải ra đường bộ và để vật che biển báo hiệu
- Lỗi niêm yết không chính xác hành trình chạy xe từ năm 2023
- Xử phạt lỗi điều khiển xe ô tô chở khách đi vào đường cấm năm 2023