Không ký biên bản vi phạm giao thông bị xử phạt như thế nào?
Tôi đi từ trong ngõ ra đoạn phố nối Hưng Yên bị hai cảnh sát giao thông giữ lại và nói rằng tôi phạm lỗi chuyển làn đường không xin nhan. Sau đó, tôi yêu cầu xem hình ảnh chứng minh lỗi thì không có nhưng họ vẫn lập biên bản xử lý. Họ giữ bằng lái và bắt tôi ký vào biên bản nhưng không cho tôi ghi ý kiến nên tôi không ký và họ giữ bằng của tôi. Cho tôi hỏi không ký biên bản vi phạm giao thông bị xử phạt thế nào?
- Không ký vào biên bản vi phạm giao thông thì bị xử lý thế nào?
- Các trường hợp được dừng phương tiện để kiểm soát
- Cảnh sát giao thông không có lệnh tuần tra, kiểm soát có được xử phạt?
Tư vấn giao thông đường bộ:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến cho chúng tôi. Với trường hợp của bạn về không ký biên bản vi phạm giao thông bị xử phạt như thế nào Tổng đài tư vấn xin tư vấn cho bạn như sau:
Thứ nhất, vấn đề vi phạm lỗi chuyển làn không xin nhan
Do bạn không nói rõ bạn tham gia giao thông bằng phương tiện gì nên có các trường hợp sau:
Đối với người điều khiển, người được chở trên xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô.
Căn cứ điểm a khoản 2 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP
“Điều 5. Xử phạt người điều khiển, người được chở trên xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
2. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Chuyển làn đường không đúng nơi cho phép hoặc không có tín hiệu báo trước, trừ các hành vi vi phạm quy định tại Điểm h Khoản 4 Điều này;”
Đối với người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy.
Căn cứ điểm i khoản 1 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP
“Điều 6. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
i) Chuyển làn đường không đúng nơi được phép hoặc không có tín hiệu báo trước”.
Nếu bạn đi xe mô tô, xe gắn máy mà không có tín hiệu báo trước khi chuyển làn thì sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.
Thứ hai, vấn đề không ký biên bản vi phạm giao thông
Căn cứ khoản 3 Điều 5 Thông tư 01/2016/TT-BCA quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ của cảnh sát giao thông.
“Điều 5. Quyền hạn
3. Được áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm cho việc xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật; tạm giữ giấy phép lái xe, giấy đăng ký xe và giấy tờ khác có liên quan đến phương tiện, người điều khiển phương tiện hoặc những người trên phương tiện khi có hành vi vi phạm pháp luật, giấy tờ liên quan đến hoạt động vận tải để bảo đảm cho việc thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.”
Căn cứ theo quy định tại Điều 58 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 như sau:
“Điều 58. Lập biên bản vi phạm hành chính
2. Trường hợp người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm không có mặt tại nơi vi phạm hoặc cố tình trốn tránh hoặc vì lý do khách quan mà không ký vào biên bản thì biên bản phải có chữ ký của đại diện chính quyền cơ sở nơi xảy ra vi phạm hoặc của hai người chứng kiến.
3. Biên bản vi phạm hành chính phải được lập thành ít nhất 02 bản. Phải được người lập biên bản và người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm ký. Nếu có người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại thì họ cùng phải ký vào biên bản. Trường hợp biên bản gồm nhiều tờ.
Thì những người được quy định tại khoản này phải ký vào từng tờ biên bản. Nếu người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm, người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại từ chối ký thì người lập biên bản phải ghi rõ lý do vào biên bản.
Biên bản vi phạm hành chính lập xong phải giao cho cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính 01 bản”
Như vậy, theo quy định của pháp luật và căn cứ vào các trường hợp trên, việc bạn không ký biên bản vi phạm giao thông thì bạn vẫn sẽ bị xử phạt đối với lỗi vi phạm của bạn. Trường hợp này, phía cảnh sát có thể yêu cầu đại diện chính quyền; hoặc hai người chứng kiến ký vào biên bản và ghi rõ lý do bạn không ký vào biên bản. Đồng thời, bên phía cảnh sát phải ghi rõ vào biên bản lý do bạn từ chối ký vào biên bản.
Tổng đài tư vấn trực tuyến về Giao thông đường bộ: 19006172
Nếu bạn cho rằng việc hành vi xử phạt của cảnh sát giao thông chưa đúng, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì bạn có thể khiếu nại theo Luật Khiếu nại.
Về trình tự khiếu nại
Căn cứ khoản 1 Điều 7 Luật khiếu nại 2011
“Điều 7. Trình tự khiếu nại
1. Khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì người khiếu nại khiếu nại lần đầu đến người đã ra quyết định hành chính hoặc cơ quan có người có hành vi hành chính hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khiếu nại lần hai đến Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.”
Theo đó, khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì bạn có thể khiếu nại lần đầu đến người đã ra quyết định hành chính hoặc cơ quan có người có hành vi hành chính hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
Nếu không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khiếu nại lần hai đến Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
Về thời hiệu khiếu nại
Căn cứ điều 9 Luật khiếu nại 2011
“Điều 9. Thời hiệu khiếu nại
Thời hiệu khiếu nại là 90 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính.
Trường hợp người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hiệu vì ốm đau, thiên tai, địch họa, đi công tác, học tập ở nơi xa hoặc vì những trở ngại khách quan khác thì thời gian có trở ngại đó không tính vào thời hiệu khiếu nại.”
Như vậy, thời hiệu khiếu nại là 90 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính.
Trên đây là bài viết về vấn đề không ký biên bản vi phạm giao thông. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:
Không ký vào biên bản xử phạt bị CSGT tịch thu phương tiện?
Giấy tờ thay thế giấy phép lái xe khi tham gia giao thông
Mọi thắc mắc liên quan đến không ký biên bản vi phạm giao thông bị xử phạt như thế nào?, xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp
- Điều khiển xe ô tô không giảm tốc độ khi đi từ ngõ ra gây tai nạn
- Mượn xe để tham gia giao thông có bị xử phạt với lỗi đi xe không chính chủ?
- Thủ tục cấp lại bằng lái xe hạng FC trong trường hợp hết hạn 2 tháng
- Mức phạt lỗi giao xe ô tô cho người chưa đủ tuổi điều khiển năm 2023
- Kích thước xếp hàng hóa, hành lý trên xe máy