Lái xe hợp đồng du lịch có cần chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch
Tổng đài tư vấn cho tôi hỏi là hiện nay lái xe hợp đồng du lịch có cần yêu cầu về chứng chỉ bồi dưỡng du lịch không ạ? Trường hợp cần mà tôi vi phạm thì sẽ bị xử phạt như thế nào? Xin cảm ơn nhiều!
- Hộp đen không hoạt động có bị tước Giấy phép lái xe không?
- Quy định của pháp luật về hợp đồng vận chuyển đối với xe hợp đồng
- Xe hợp đồng có được chạy quá cự ly vận chuyển 300km không?
Tư vấn giao thông đường bộ:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến cho chúng tôi. Tổng đài tư vấn xin tư vấn cho bạn như sau:
Theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 5 Thông tư liên tịch số 19/2015/TTLT-BGTVT-BVHTTDL thì:
“Điều 5. Lái xe và nhân viên phục vụ trên xe
1. Lái xe ô tô vận tải khách du lịch:
a) Phải đáp ứng các quy định của pháp luật đối với lái xe và phải được tập huấn nghiệp vụ du lịch.”
Theo quy định trên thì lái xe hợp đồng du lịch phải được tập huấn nghiệp vụ du lịch và phải được cấp chứng chỉ.
Tuy nhiên theo quy định tại Khoản 2 Điều 12 Thông tư số 42/2017/TT-BGTVT thì:
“Điều 12. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2018.
2. Bãi bỏ Điều 4, Điều 5 của Thông tư Liên tịch số 19/2015/TTLT-BGTVT-BVHTTDL ngày 25 tháng 5 năm 2015 của Bộ Giao thông vận tải và Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch hướng dẫn về vận tải khách du lịch bằng xe ô tô và cấp biển hiệu cho xe ô tô vận tải khách du lịch.”
Theo như quy định trên; kể từ ngày 01/01/2018 thì lái xe hợp đồng vận tải khách du lịch sẽ không phải được tập huấn nghiệp vụ như trước đây nên cũng sẽ không có yêu cầu về chứng chỉ tập huấn nghiệp vụ du lịch theo quy định.
Tuy nhiên, Khoản 3 Điều 4 Thông tư số 42/2017/TT-BGTVT quy định như sau:
“Điều 4. Quy định đối với nhân viên phục vụ trên phương tiện vận tải khách du lịch đường bộ
3. Đối với lái xe đồng thời là nhân viên phục vụ khi vận chuyển khách du lịch, đơn vị kinh doanh vận tải phải tập huấn nghiệp vụ du lịch cho người lái xe như nội dung tập huấn đối với nhân viên phục vụ.”
Như vậy, nếu lái xe đồng thời vừa là phục vụ trên xe du lịch (trường hợp trên xe không có phục vụ xe mà chỉ có lái xe) thì nhân viên lái xe cũng phải được tập huấn nghiệp vụ du lịch như nội dung tập huấn đối với nhân viên phục vụ. Trường hợp không có thì sẽ bị xử phạt.
Tổng đài tư vấn trực tuyến về Giao thông đường bộ: 19006172
Về xử phạt lái xe du lịch không được tập huấn về nghiệp vụ
Căn cứ Điểm g Khoản 4 Điều 28 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:
“Điều 28. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về vận tải đường bộ, dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ
4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với tổ chức kinh doanh vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
g) Sử dụng lái xe, nhân viên phục vụ trên xe để tham gia kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô mà không được tập huấn, hướng dẫn về nghiệp vụ vận tải hành khách và an toàn giao thông theo quy định (đối với hình thức kinh doanh vận tải có quy định lái xe, nhân viên phục vụ trên xe phải được tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ);”
Theo đó, nếu chủ xe là công ty bị phạt từ 6 triệu đến 8 triệu đồng, là cá nhân sẽ bị phạt từ 2 triệu đến 3 triệu đồng. Ngoài ra, điểm a khoản 6 và điểm a khoản 7 Điều này quy định về việc bị tước quyền sử dụng phù hiệu (biển hiệu) từ 01 tháng đến 03 tháng (nếu có) đối với xe vi phạm và buộc phải tập huấn nghiệp vụ cho lái xe theo quy định.
Ngoài ra bạn có thể tham khảo bài viết:
Chạy quá tốc độ 15km trong nội thành thì bị phạt như thế nào?
Xử phạt khi ô tô đi ngược chiều của đường một chiều
Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
- Lệ phí đăng ký, cấp biển số xe đối với xe mới mua
- Xếp hành lý, hàng hóa trên xe khách làm lệch xe bị phạt thế nào?
- Xử phạt đối với lỗi để vật liệu, phế thải ra đường bộ và để vật che biển báo hiệu
- Tước quyền sử dụng giấy phép lái xe quốc tế như thế nào?
- Quy định về việc kiểm tra và xử lý xe quân đội vi phạm hành chính về giao thông