Phân biệt hai biển báo đá lở với vách núi nguy hiểm như thế nào?
Chào Tổng đài. Tôi phượt bằng mô tô lên Cao nguyên đá Đồng Văn, Hà Giang. Khi đi trên đường tôi thấy có biển báo hình tam giác viền đỏ, nền vàng có hình một sườn núi có đất đá văng ra. Tôi miêu tả cho bạn tôi thì bạn tôi nói đó có thể là biển báo đá lở hoặc vách núi nguy hiểm. Tổng đài có thể giúp tôi nhận diện hai biển báo này hay không? Tôi cám ơn!
- Sự khác nhau của biển báo P.115 và biển P.106
- Có biển báo P.106b xe 7 chỗ có được đi vào không?
- Ô tô không chấp hành chỉ dẫn của biển báo hiệu
Tư vấn luật giao thông:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn, với câu hỏi của bạn về: Đỗ xe ở nơi có biển báo cấm dừng cấm đỗ bị phạt thế nào, chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
Về biển báo đá lở theo quy định pháp luật.
Theo quy định tại điểm a Khoản C.28 Phụ lục B – Ý nghĩa sử dụng biển báo cấm của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia số 46:2019/BGTVT về biển báo đá lở như sau:
“C.28. Biển số W.228 (a,b) “Đá lở” và biển số W.228c “Sỏi đá bắn lên” và biển số W.228d “Nền đường yếu”
a) Để báo trước gần tới đoạn đường có hiện tượng đất đá từ trên ta luy dương sụt lở bất ngờ gây nguy hiểm cho xe cộ và người đi đường, đặc biệt là ở những đoạn đường miền núi, phải đặt biển số W.228 (a,b) “Đá lở”. Chiều dài của đoạn nguy hiểm, sử dụng biển số S.501 “Phạm vi tác dụng của biển” đặt dưới biển chính. Khi sử dụng biển này phải căn cứ thực tế mà đặt biển số W.228a hoặc biển số W.228b cho phù hợp.
Gặp biển này, người tham gia giao thông phải chú ý; đặc biệt khi thời tiết xấu, hạn chế tầm nhìn, không dừng hay đỗ xe trong khu vực đá lở sau những trận mưa lớn.”
Tổng đài tư vấn trực tuyến về Giao thông đường bộ 24/7: 1900 6172
Như vậy, biển báo có hình tam giác viền đỏ nền vàng, có hình vách núi với đất đá bắn lên là biển báo đá lở (biển số W.228 (a,b)). Biển báo này được sử dụng để báo trước gần tới đoạn đường có hiện tượng đất đá từ trên ta luy dương sụt lở bất ngờ gây nguy hiểm cho xe cộ và người đi đường, đặc biệt là ở những đoạn đường miền núi. Gặp biển này, người tham gia giao thông phải chú ý; đặc biệt khi thời tiết xấu, hạn chế tầm nhìn, không dừng hay đỗ xe trong khu vực đá lở sau những trận mưa lớn.
Về biển báo vách núi nguy hiểm theo quy định theo quy định pháp luật.
Theo quy định tại Khoản C.23 Phụ lục B – Ý nghĩa sử dụng biển báo cấm của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia số 46:2016/BGTVT về biển báo vách núi nguy hiểm như sau:
“C.23. Biển số W.223 (a,b) “Vách núi nguy hiểm”
Để báo hiệu đường đi sát vách núi phải đặt biển báo nguy hiểm số W.223 (a,b) “Vách núi nguy hiểm”. Biển dùng để báo nguy hiểm cho người tham gia giao thông phải cẩn thận. Biển đặt ở nơi sắp vào đoạn đường đi sát vách núi vừa hẹp vừa hạn chế tầm nhìn. Khi dùng biển cần chú ý vách núi nằm ở bên trái hay bên phải đường để đặt biển W.223a hoặc biển W.223b cho phù hợp.”
Hình C.25 – Biển số W.223
Như vậy:
Biển báo có hình tam giác viền đỏ nền vàng có hình vách đá cao màu đen là biển báo vách núi nguy hiểm. Biển đặt ở nơi sắp vào đoạn đường đi sát vách núi vừa hẹp vừa hạn chế tầm nhìn để cảnh báo nguy hiểm cho người tham gia giao thông.
Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về vấn đề: Phân biệt hai biển báo đá lở với vách núi nguy hiểm như thế nào. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo bài viết:
Các dấu hiệu nhận biết biển báo cấm đi ngược chiều số hiệu P.102
Vị trí đặt biển báo cấm theo chiều đi và hướng hiệu lực của biển?
Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc về vấn đề phân biệt hai biển báo đá lở với vách núi nguy hiểm như thế nào? bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn.
- Lỗi điều khiển xe máy khi chưa đủ 16 tuổi năm 2023
- Bằng cấp 3 tại chức có được nâng hạng bằng lái xe từ hạng D lên E không?
- Thủ tục cấp đăng ký và biển số xe đối với xe máy mua mới
- Gắn khẩu hiệu “Tính mạng con người là trên hết” như thế nào mới đúng?
- Đổi giấy phép lái xe quân sự sang giấy phép lái xe dân sự