Nội dung câu hỏi:
Tôi lái xe 16 chỗ chở khách đi du lịch theo hợp đồng vận chuyển, xe này đã có phù hiệu “XE HỢP ĐỒNG”. Vậy tôi có cần chứng chỉ nghiệp vụ du lịch và chứng chỉ phòng cháy chữa cháy không?
- Quy định về chứng chỉ tập huấn nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy
- Điều kiện an toàn phòng cháy chữa cháy đối với phương tiện giao thông
- Lái xe hợp đồng du lịch có cần chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Đối với việc quy định về chứng chỉ nghiệp vụ du lịch và chứng chỉ phòng cháy chữa cháy, chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
Quy định về chứng chỉ nghiệp vụ du lịch
Đối tượng phải có chứng chỉ nghiệp vụ du lịch:
Căn cứ theo khoản 7 và khoản 8 Điều 3 Nghị định 10/2020/NĐ-CP quy định:
“7. Kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng không theo tuyến cố định là kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô được thực hiện theo hợp đồng vận chuyển hành khách bằng văn bản giấy hoặc điện tử (sau đây gọi là hợp đồng vận chuyển hoặc hợp đồng điện tử) giữa đơn vị kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng với người thuê vận tải có nhu cầu thuê cả chuyến xe (bao gồm cả thuê người lái xe).
8. Kinh doanh vận tải khách du lịch bằng xe ô tô được thực hiện theo hợp đồng vận chuyển hoặc hợp đồng lữ hành bằng văn bản giấy hoặc điện tử giữa đơn vị kinh doanh vận tải khách du lịch bằng xe ô tô với người thuê vận tải có nhu cầu thuê cả chuyến xe (bao gồm cả thuê người lái xe) để vận chuyển khách du lịch theo chương trình du lịch.”
Ngoài ra, căn cứ Điều 4 Thông tư 42/2017/TT-BGTVT:
“Điều 4. Quy định đối với nhân viên phục vụ trên phương tiện vận tải khách du lịch đường bộ
2. Nhân viên phục vụ trên xe ô tô vận tải khách du lịch phải được đơn vị kinh doanh vận tải tập huấn nghiệp vụ du lịch (trừ trường hợp nhân viên phục vụ trên phương tiện là Hướng dẫn viên du lịch hoặc đã được bồi dưỡng, đào tạo chuyên ngành du lịch hoặc các ngành có liên quan tại các cơ sở đào tạo từ trung cấp nghiệp vụ du lịch trở lên).
3. Đối với lái xe đồng thời là nhân viên phục vụ khi vận chuyển khách du lịch, đơn vị kinh doanh vận tải phải tập huấn nghiệp vụ du lịch cho người lái xe như nội dung tập huấn đối với nhân viên phục vụ.”
Theo quy định trên, lái xe kinh doanh vận tải du lịch thì bắt buộc phải có chứng chỉ nghiệp vụ du lịch. Tuy nhiên theo thông tin bạn cung cấp, bạn lái xe ô tô vận tải hành khách theo hợp đồng, có phù hiệu ” XE HỢP ĐỒNG” nên không phải là xe kinh doanh vận tải khách du lịch. Do đó, bạn không cần phải có chứng chỉ này.
Mức phạt khi lái xe không có chứng chỉ nghiệp vụ du lịch
Căn cứ theo quy định tại Điểm g Khoản 4, Điểm a Khoản 10 và Điểm d Khoản 11 Điều 28 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 28. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về vận tải đường bộ, dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ
4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với tổ chức kinh doanh vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
g) Sử dụng lái xe, nhân viên phục vụ trên xe để tham gia kinh doanh vận tải bằng xe ô tô mà không được tập huấn, hướng dẫn về nghiệp vụ vận tải hành khách và an toàn giao thông theo quy định (đối với hình thức kinh doanh vận tải có quy định lái xe, nhân viên phục vụ trên xe phải được tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ);
10. Ngoài việc bị phạt tiền, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại điểm h khoản 2; điểm a, điểm b, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g , điểm h, điểm l, điểm o, điểm p, điểm q, điểm r, điểm s, điểm t khoản 4; điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g, điểm i, điểm k, điểm l, điểm m, điểm n, điểm o, điểm p, điểm q khoản 6; điểm e, điểm i khoản 7 Điều này bị tước quyền sử dụng phù hiệu (biển hiệu) từ 01 tháng đến 03 tháng (nếu có hoặc đã được cấp) đối với xe vi phạm;
11. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
d) Thực hiện hành vi quy định tại điểm g khoản 4, điểm đ khoản 7 Điều này buộc phải tổ chức tập huấn nghiệp vụ hoặc tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho lái xe và nhân viên phục vụ trên xe theo quy định;”
Trường hợp công ty bạn sử dụng lái xe khách không được tập huấn, hướng dẫn về nghiệp vụ vận tải hành khách thì bị xử phạt như sau:
– Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng.
– Bị tước quyền sử dụng phù hiệu (biển hiệu) từ 01 tháng đến 03 tháng đối với xe vi phạm.
– Buộc phải tập huấn nghiệp vụ cho lái xe theo đúng quy định.
Tổng đài tư vấn trực tuyến Luật giao thông đường bộ 24/7: 1900 6172
Quy định về chứng chỉ phòng cháy chữa cháy
Xe bao nhiêu chỗ phải có chứng chỉ phòng cháy chữa cháy
Căn cứ khoản 4 Điều 8 Nghị định 136/2020/NĐ-CP:
“Điều 8. Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với phương tiện giao thông cơ giới
4. Điều kiện đối với người điều khiển phương tiện, người làm việc trên phương tiện vận chuyển hành khách và vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ:
a) Người điều khiển phương tiện phải có giấy phép điều khiển phương tiện theo quy định của pháp luật về giao thông đường bộ, đường thủy nội địa, đường sắt;
b) Người điều khiển phương tiện, người làm việc trên phương tiện giao thông cơ giới vận chuyển hành khách trên 29 chỗ ngồi và phương tiện giao thông cơ giới vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy quy định tại Điều 33 Nghị định này.”
Vậy nên, người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới có từ 30 chỗ ngồi trở lên thì phải có giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy. Bạn lái xe 16 chỗ chở khách du lịch thì không cần phải có chứng chỉ này.
Mức phạt khi không có chứng chỉ phòng cháy chữa cháy
Căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 46 Nghị định 144/2021/NĐ-CP vi phạm quy định trong tuyên truyền, phổ biến pháp luật, kiến thức học tập, bồi dưỡng, huấn luyện về phòng cháy và chữa cháy như sau:
“Điều 46. Vi phạm quy định về tuyên truyền, phổ biến pháp luật, kiến thức và huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
b) Sử dụng người chưa được cấp chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy hoặc chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy đã hết thời hạn làm lực lượng chữa cháy cơ sở, chuyên ngành, người điều khiển, người làm việc, người phục vụ trên phương tiện giao thông cơ giới vận chuyển hành khách trên 29 chỗ ngồi hoặc trên phương tiện giao thông cơ giới vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ hoặc làm việc trong môi trường nguy hiểm cháy, nổ hoặc thường xuyên tiếp xúc các hàng hóa nguy hiểm cháy, nổ;”
Như vậy, theo quy định của pháp luật, đối với trường hợp khi tham gia giao thông, người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới có từ 30 chỗ ngồi trở lên không có giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy thì người điều khiển phương tiện sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng, mức phạt tiền trung bình trong trường hợp này là 400.000 đồng.
Ngoài ra bạn có thể tham khảo bài viết:
- Có cần tập huấn nghiệp vụ du lịch cho lái xe hay không?
- Quy định về chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ với xe du lịch
Mọi thắc mắc liên quan xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến Luật giao thông đường bộ 24/7: 1900 6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
- Mức phạt khi xe ô tô chạy trong hầm đường bộ không tuân thủ quy tắc
- Xử phạt người điều khiển xe sơ mi rơ moóc không có đăng ký xe
- Lỗi lái xe tải chở cát không có bạt che đậy rơi vãi xuống đường
- Mức xử phạt lỗi điều khiển xe máy sử dụng đèn báo hãm bị hỏng
- Ô tô đăng kiểm được chở 9 tấn hàng nhưng xe lại chở 10 tấn