Quy định về lùi xe và vượt xe an toàn khi tham gia giao thông
Quy định về lùi xe và vượt xe an toàn khi tham gia giao thông? Có một chiếc xe bán tải đang đậu và hướng vào sát phần đường để vào khu nghỉ dưỡng. Khi đó có một chiếc xe máy chạy tới nhưng vượt phía sau đuôi ô tô, cùng lúc thì ô tô lùi lại và xảy ra tai nạn. Cho tôi hỏi khi đó bên nào sai?
- Xử phạt người điều khiển ô tô vượt xe trên đoạn đường giao nhau
- Xử phạt khi điều khiển ô tô vượt xe tại nơi đường giao nhau
- Vượt xe khác không đúng quy định
Tư vấn luật giao thông:
Về vấn đề: Quy định về lùi xe và vượt xe an toàn khi tham gia giao thông; Tổng đài tư vấn xin trả lời cho bạn như sau:
Mặc dù bạn đã trình bày khá rõ về vụ việc xảy ra tai nạn nhưng để xác định được ai là người có lỗi thì có thể có hai trường hợp xảy ra:
Trường hợp 1: Người điều khiển xe tải không tuân thủ quy định về lùi xe an toàn
Căn cứ vào Điều 16 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về lùi xe:
“Điều 16. Lùi xe
1. Khi lùi xe, người điều khiển phải quan sát phía sau, có tín hiệu cần thiết và chỉ khi nào thấy không nguy hiểm mới được lùi.
2. Không được lùi xe ở khu vực cấm dừng, trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường, nơi đường bộ giao nhau, đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, nơi tầm nhìn bị che khuất, trong hầm đường bộ, đường cao tốc.”
Như vậy, theo quy định của pháp luật, khi lùi xe, người điều khiển xe phải quan sát phía sau, có tín hiệu và không thấy nguy hiểm mới được lùi. Bên cạnh đó, luật cấm việc lùi xe ở khu vực cấm dừng hoặc nơi tầm nhìn bị che khuất.
Trong trường hợp này, nếu người điều khiển xe bán tải lùi xe vi phạm một trong những điều trên thì lỗi phát sinh thuộc về người điều khiển xe bán tải.
Trường hợp 2: Người đi xe máy không tuân thủ quy định về vượt xe an toàn
Căn cứ Điều 14 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định về vượt xe:
“Điều 14. Vượt xe
1. Xe xin vượt phải có báo hiệu bằng đèn hoặc còi; trong đô thị và khu đông dân cư từ 22 giờ đến 5 giờ chỉ được báo hiệu xin vượt bằng đèn.
2. Xe xin vượt chỉ được vượt khi không có chướng ngại vật phía trước, không có xe chạy ngược chiều trong đoạn đường định vượt, xe chạy trước không có tín hiệu vượt xe khác và đã tránh về bên phải.
3. Khi có xe xin vượt, nếu đủ điều kiện an toàn, người điều khiển phương tiện phía trước phải giảm tốc độ, đi sát về bên phải của phần đường xe chạy cho đến khi xe sau đã vượt qua, không được gây trở ngại đối với xe xin vượt.
4. Khi vượt, các xe phải vượt về bên trái, trừ các trường hợp sau đây thì được phép vượt bên phải:
a) Khi xe phía trước có tín hiệu rẽ trái hoặc đang rẽ trái;
b) Khi xe điện đang chạy giữa đường;
c) Khi xe chuyên dùng đang làm việc trên đường mà không thể vượt bên trái được.
5. Không được vượt xe khi có một trong các trường hợp sau đây:
a) Không bảo đảm các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Trên cầu hẹp có một làn xe;
Tổng đài tư vấn trực tuyến về Giao thông đường bộ: 19006172
c) Đường vòng, đầu dốc và các vị trí có tầm nhìn hạn chế;
d) Nơi đường giao nhau, đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt;
đ) Khi điều kiện thời tiết hoặc đường không bảo đảm an toàn cho việc vượt;
e) Xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ”.
Như vậy, quy định trên đã quy định rõ ràng về điều kiện vượt của xe. Trường hợp người đi xe máy khi vượt không có tín hiệu xin vượt để báo cho người điều khiển xe bán tải hoặc đã phát hiện ra việc vượt xe không an toàn mà vẫn vượt như việc cố tình chạy xe nhanh hoặc vượt ẩu thì lỗi thuộc về người đi xe máy.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về vấn đề: Quy định về lùi xe và vượt xe an toàn khi tham gia giao thông. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:
Cảnh sát giao thông xử phạt sai thì phải làm thế nào?
Thủ tục nộp phạt vi phạm giao thông qua đường bưu điện
Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc về quy định về lùi xe và vượt xe an toàn khi tham gia giao thông; bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn giải đáp.