Xử phạt đối với hành vi vượt đèn vàng khi tham gia giao thông
Em nghe nói vượt đèn đỏ mới bị phạt thôi đúng không ạ? Tại sao em đi xe máy vượt đèn vàng vẫn bị CSGT thổi phạt và còn nói em bị tước bằng lái nữa? Mong tổng đài tư vấn giúp em với ạ!
- Điều khiển xe máy vượt đèn đỏ mức phạt bao nhiêu?
- Theo luật hiện hành điều khiển xe máy vượt đèn vàng có bị xử phạt không?
- Mức phạt đối với lỗi vượt đèn vàng theo quy định của pháp luật hiện nay
Tư vấn giao thông đường bộ:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Đối với vấn đề của bạn, chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
Theo Luật giao thông đường bộ năm 2008 có các hệ thống đèn tín hiệu có ba màu: Xanh, vàng và đỏ. Ý nghĩa của các loại đèn được quy định tại khoản 3 Điều 10 Luật giao thông đường bộ năm 2008 như sau:
“3. Tín hiệu đèn giao thông có ba mầu, quy định như sau:
a) Tín hiệu xanh là được đi;
b) Tín hiệu đỏ là cấm đi;
c) Tín hiệu vàng là phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp; trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường.”
Tín hiệu đèn Vàng được cụ thể hoá trong QC 41/2016/BGTVT như sau:
“10.3.2. Tín hiệu vàng: báo hiệu sự thay đổi tín hiệu của đèn từ xanh sang đỏ. Tín hiệu vàng bật sáng, người điều khiển phương tiện phải cho xe dừng trước vạch sơn “Vạch dừng xe”. Nếu không có vạch sơn “Vạch dừng xe”, thì phải dừng phía trước đèn tín hiệu theo chiều đi. Trường hợp phương tiện đã tiến sát đến hoặc đã vượt quá vạch sơn “Vạch dừng xe”, nếu dừng lại sẽ nguy hiểm thì phải nhanh chóng đi tiếp ra khỏi nơi giao nhau”.
Theo đó, khi tham gia giao thông, nếu gặp tín hiệu đèn vàng là phải dừng lại trước vạch dừng. Trường hợp đã tiến sát đến hoặc đã vượt quá vạch sơn “Vạch dừng xe”, nếu dừng lại sẽ nguy hiểm thì được đi tiếp và phải nhanh chóng đi tiếp ra khỏi nơi giao nhau; trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường
Hành vi vượt đèn Vàng sẽ bị xử phạt như sau:
Căn cứ Điểm e Khoản 4 và Điểm b Khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 6. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
4. Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
e) Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông;
10. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b, điểm e, điểm i khoản 3; điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h khoản 4; khoản 5 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;”
Tổng đài tư vấn trực tuyến về Giao thông đường bộ: 19006172
Như vậy
Đối với hành vi vượt đèn vàng của xe máy sẽ bị phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Ngoài ra còn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 01 đến 03 tháng. Do đó, CSGT xử phạt bạn là đúng quy định của pháp luật.
Trên đây là bài viết tư vấn về: Vượt đèn vàng có bị lập biên bản xử phạt không. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:
Chấp hành biển báo, đèn tín hiệu hay hiệu lệnh của cảnh sát giao thông?
Xe ô tô vượt đèn vàng bị phạt thế nào?
Mọi thắc mắc liên quan đến vấn đề xử phạt đối với hành vi vượt đèn vàng; xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn và giải đáp.
- Xe tải 1,25 tấn đi ngoài khung giờ cấm cần xin giấy phép lưu hành không?
- Có bắt buộc phải niêm yết thông tin về trọng lượng của xe khách?
- Mua lại xe cũ có phải nộp lệ phí trước bạ không?
- Mức xử phạt khi lái xe không có danh sách hành khách trên xe
- Mức phạt xe máy tham gia giao thông không có giấy đăng ký xe