Nội dung câu hỏi:
Tôi đã thu tiền nhưng không giao vé cho khách thì bị phạt như thế nào? Tôi lái xe khách và cũng chủ xe thì có phải sẽ bị tính lỗi với chủ xe để phạt mức cao hơn hay không? Xe của tôi vào hợp tác xã cấp phù hiệu ạ
- Xử phạt đối với hành vi đón, trả khách không đúng nơi quy định
- Ô tô khách thu tiền vé cao hơn quy định bị phạt thế nào?
- Hình thức xử lý xe khách chạy tuyến cố định không trao vé cho khách
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi. Về vấn đề xe khách thu tiền nhưng không giao vé cho khách; Tổng đài tư vấn xin tư vấn cho bạn như sau:
Xử phạt người điều khiển xe thu tiền nhưng không giao vé cho hành khách
– Mức phạt tiền:
Căn cứ Điểm m, Khoản 3 Điều 23 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 23. Xử phạt người điều khiển xe ô tô chở hành khách, ô tô chở người vi phạm quy định về vận tải đường bộ
3. Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
l) Điều khiển xe kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định thu tiền vé nhưng không trao vé cho hành khách, thu tiền vé cao hơn quy định;”.
Theo đó, đối với người điều khiển xe kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định thu tiền nhưng không trao vé cho khách sẽ bị phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng.
– Hình thức phạt bổ sung:
Căn cứ tại Khoản 8 Điều 23 Nghị định 100/2021/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 23. Xử phạt người điều khiển xe ô tô chở hành khách, ô tô chở người vi phạm quy định về vận tải đường bộ
8. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 2, khoản 4 (trường hợp vượt trên 50% đến 100% số người quy định được phép chở của phương tiện); điểm c, điểm d, điểm e khoản 3; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm h, điểm i, điểm k, điểm l, điểm m, điểm o, điểm q khoản 5; khoản 6; điểm b khoản 7 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;
b) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 7a Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng;”.
c) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 2, khoản 4 Điều này (trường hợp vượt trên 100% số người quy định được phép chở của phương tiện) bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng;
d) Thực hiện hành vi quy định tại điểm e khoản 6, điểm b khoản 7 Điều này bị tịch thu phù hiệu (biển hiệu) đã hết giá trị sử dụng hoặc không do cơ quan có thẩm quyền cấp.”
Như vậy, đối với lỗi thu tiền khách nhưng không xe vé sẽ bị xử phạt theo quy định tại điểm l Khoản 3 Điều 23 Nghị định 100/2019/NĐ-CP mà lỗi này thì người điều khiển sẽ không bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe.
Xử phạt chủ phương tiện với lỗi thu tiền khách nhưng không xe vé
Căn cứ quy định tại Khoản 6 Điều 80 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, cụ thể như sau:
“Điều 80. Thủ tục xử phạt đối với chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ
6. Chủ phương tiện bị xử phạt theo quy định tại Nghị định này là một trong các đối tượng sau đây:
d) Đối với phương tiện thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã và được hợp tác xã đứng tên làm thủ tục đăng ký kinh doanh vận tải bằng xe ô tô thì hợp tác xã đó là đối tượng để áp dụng xử phạt như chủ phương tiện;”
Theo quy định trên, đối với phương tiện thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã và được hợp tác xã đứng tên làm thủ tục đăng ký kinh doanh vận tải bằng xe ô tô thì hợp tác xã đó là đối tượng để áp dụng xử phạt như chủ phương tiện. Như vậy, trong trường hợp này: xe của bạn đứng tên cá nhân bạn nhưng bạn lại cấp phù hiệu qua hợp tác xã nên hợp tác xã sẽ được xác định là chủ phương tiện chứ không phải bạn.
Tuy nhiên, đối với lỗi thu tiền vế nhưng không trao vé cho hành khách thì chủ phương tiện không bị xử phạt
Mức phạt nhân viên phục vụ trên xe với lỗi thu tiền vé nhưng không trao vé
Căn cứ tại Khoản 3 Điều 31 Nghị định 100/2019/NĐ-CP có quy định:
“Điều 31. Xử phạt nhân viên phục vụ trên xe buýt, xe vận chuyển hành khách theo tuyến cố định, xe vận chuyển hành khách theo hợp đồng, xe vận chuyển khách du lịch vi phạm quy định về trật tự an toàn giao thông
3. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với nhân viên phục vụ trên xe vận chuyển hành khách theo tuyến cố định thực hiện hành vi: Thu tiền vé nhưng không trao vé cho hành khách; thu tiền vé cao hơn quy định.”
Theo đó, đối với nhân viên phục vụ thu tiền vé nhưng không giao vé cho khách thì sẽ bị phạt tiền từ 300.000 đến 400.000 đồng.
Tổng đài tư vấn trực tuyến về Giao thông đường bộ: 19006172
Tóm lại:
Với hành vi không giao vé cho khách đối với vé khách chạy tuyến cố định thì cả người điều khiển và nhân viên phục vụ đều bị phạt với mức phạt cụ thể như trên. Lỗi này không quy định mức phạt đối với chủ phương tiện nên trong trường hợp lái xe khách và cũng chủ xe thì có phải sẽ không bị tính lỗi với chủ xe để phạt mức cao hơn.
Trên đây là phần tư vấn của chúng tôi về vấn đề xe khách thu tiền nhưng không trao vé cho khách. Ngoài ra; bạn có thể tham khảo thêm bài viết:
- Mức phạt đỗ xe ô tô tại nơi cấm dừng, đỗ và không mang đăng ký xe
- Lỗi đi sai làn đường của xe ô tô mới nhất
Mọi thắc mắc liên quan đến vấn đề Xử phạt xe khách thu tiền nhưng không giao vé cho khách như thế nào? xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn; giải đáp.
- Thủ tục đổi lại đăng ký xe do thay đổi màu sơn
- Xử phạt người điều khiển ô tô sử dụng đèn chiếu xa khi tránh xe ngược chiều
- Mức xử phạt xe gia nhập hợp tác xã hết hạn đăng kiểm
- Mức tiền lệ phí trước bạ đối với xe máy mới mua có giá 80 triệu ở Nghệ An
- Xử phạt xe khách giường nằm không có lệnh vận chuyển