Tài sản riêng của vợ chồng
Xin cho hỏi về vấn đề: Tài sản riêng của vợ chồng. Tôi muốn hỏi về vấn đề tài sản riêng của vợ chồng
- Tài sản riêng của chồng cho vợ cùng đứng tên
- Chia tài sản phát sinh trong thời gian chờ ly hôn
- Thỏa thuận chia tài sản chung trước khi ly hôn có hiệu lực không
Tư vấn Hôn nhân gia đình:
Với vấn đề tài sản riêng của vợ chồng, Tổng đài tư vấn trả lời cho bạn như sau:
Theo Điều 43 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014,tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng khi thực hiện việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng.
Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được xác định theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, theo đó:
– Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân được coi là tài sản chung của vợ chồng.
– Trong trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng thì phần tài sản được chia, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của mỗi bên sau khi chia tài sản chung là tài sản riêng của vợ, chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác. Phần tài sản còn lại không chia vẫn là tài sản chung của vợ chồng.
Vợ, chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của mình; nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào tài sản chung. Trong trường hợp vợ hoặc chồng không thể tự mình quản lý tài sản riêng và cũng không ủy quyền cho người khác quản lý thì bên kia có quyền quản lý tài sản đó. Việc quản lý tài sản phải bảo đảm lợi ích của người có tài sản. Nghĩa vụ riêng về tài sản của mỗi người được thanh toán từ tài sản riêng của người đó. Trong trường hợp vợ, chồng có tài sản riêng mà hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng đó là nguồn sống duy nhất của gia đình thì việc định đoạt tài sản này phải có sự đồng ý của chồng, vợ.
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 cho phép vợ chồng có quyền sở hữu tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân, và do đó họ phải có nghĩa vụ riêng về tài sản. Vợ, chồng có các nghĩa vụ riêng về tài sản sau đây: Nghĩa vụ của mỗi bên vợ, chồng có trước khi kết hôn; Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng, trừ trường hợp nghĩa vụ phát sinh trong việc bảo quản, duy trì, tu sửa tài sản riêng của vợ, chồng; Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do một bên xác lập, thực hiện không vì nhu cầu của gia đình; Nghĩa vụ phát sinh từ hành vi vi phạm pháp luật của vợ, chồng.
Tư vấn pháp luật Hôn nhân gia đình trực tuyến 24/7: 19006172
Ngoài ra
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 còn tạo cơ hội cho vợ chồng nhập tài sản riêng củ mình vào khối tài sản chung, việc nhập tài sản riêng của vợ, chồng vào tài sản chung được thực hiện theo thỏa thuận của vợ chồng. Tài sản được nhập vào tài sản chung mà theo quy định của pháp luật, giao dịch liên quan đến tài sản đó phải tuân theo hình thức nhất định thì thỏa thuận phải bảo đảm hình thức đó. Nghĩa vụ liên quan đến tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung được thực hiện bằng tài sản chung, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
Trên đây là giải đáp cho câu hỏi về tài sản do vợ chồng cùng đứng tên. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm vấn đề tài sản do vợ chồng cùng đứng tên tại bài viết sau:
Quyền thừa kế với đất là tài sản riêng của chồng
Tài sản được thừa kế trong thời kỳ hôn nhân có phải tài sản chung?
Trên đây là quy định về tài sản do vợ chồng cùng đứng tên. Bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tư vấn trực tiếp.
- Thay đổi thỏa thuận khi thuận tình ly hôn thì giải quyết thế nào?
- Điều kiện đăng ký thường trú ở tỉnh
- Xin nhận lại con ruột đã giao cho người khác làm con nuôi hợp pháp
- Tài khoản ngân hàng do chồng đứng tên có phải tài sản chung?
- Cưới hỏi người khác trong thời kỳ hôn nhân có vi phạm pháp luật không?