Trước khi ký vào đơn ly hôn chồng tôi ra điều kiện tôi không nhận tiền cấp dưỡng nuôi con và tôi đã đồng ý và giờ đã xong thu tục ly hôn. Việc thỏa thận như vậy có vi phạm không?
- Vợ không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con
- Từ chối việc cấp dưỡng của người không trực tiếp nuôi con
- Không cấp dưỡng có được quyền thăm nom con khi ly hôn?
Tư vấn Hôn nhân và Gia đình:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Trường hợp của bạn, chúng tôi xin được tư vấn như sau:
Căn cứ Điều 82 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:
“1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.”
Theo quy định trên, sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con. Việc cấp dưỡng do hai bên thỏa thuận, trường hợp không thỏa thuận được sẽ do Tòa án giải quyết. Tuy nhiên, pháp luật hiện hành chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể về việc người trực tiếp nuôi con không yêu cầu cấp dưỡng từ người còn lại. Tuy nhiên, trước đây tại điểm a mục 11 Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP (đã hết hiệu lực ngày 01/7/2016) hướng dẫn như sau:
“a. Theo quy định tại khoản 1 Điều 92 thì người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con. Đây là nghĩa vụ của cha, mẹ; do đó, không phân biệt người trực tiếp nuôi con có khả năng kinh tế hay không, người không trực tiếp nuôi con vẫn phải có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.
Trong trường hợp người trực tiếp nuôi con không yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cấp dưỡng vì lý do nào đó thì Toà án cần giải thích cho họ hiểu rằng việc yêu cầu cấp dưỡng nuôi con là quyền lợi của con để họ biết nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con. Nếu xét thấy việc họ không yêu cầu cấp dưỡng là tự nguyện, họ có đầy đủ khả năng, điều kiện nuôi dưỡng con thì Toà án không buộc bên kia phải cấp dưỡng nuôi con.”
Tư vấn pháp luật Hôn nhân gia đình trực tuyến 24/7: 19006172
Như vậy, theo quy định trên có thể hiểu nếu xét thấy việc người trực tiếp nuôi con không yêu cầu cấp dưỡng là tự nguyện và họ có đầy đủ khả năng, điều kiện nuôi dưỡng con thì Toà án không buộc bên kia phải cấp dưỡng nuôi con.
Tuy nhiên, hiện nay, không có văn bản hướng dẫn về vấn đề này nên Thẩm phán có thể xem xét để áp dụng tinh thần của quy định trên.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:
Phải làm gì khi chồng trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng?
Từ chối việc cấp dưỡng của người không trực tiếp nuôi con
Mọi vướng mắc liên quan tới vấn đề Ly hôn và Cấp dưỡng nuôi con, xin vui lòng gọi điện thoại tới Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.