Xác đinh pháp luật áp dụng khi giải quyết ly hôn
Anh A và chị B chung sống với nhau như vợ chồng từ năm 2006 đến nay. Năm 2012 thì phát sinh mâu thuẫn. Ngày 1/1/2019 anh A khởi kiện yêu cầu Tòa án không công nhận quan hệ hôn nhân giữa anh A vf chị B, yêu cầu giải quyết việc nuôi con chung và tài sản. Vụ án này áp dụng luật hôn nhân và gia đình năm 2000 hay năm 2014 để giải quyết.
- Giành quyền nuôi con khi chung sống như vợ chồng
- Thủ tục ly hôn khi sống chung với nhau như vợ chồng
- Án phí khi ly hôn đơn phương được xác định như thế nào
Tư vấn pháp luật đất đai:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn. Về vấn đề: Xác đinh pháp luật áp dụng khi giải quyết ly hôn; tổng đài xin tư vấn như sau:
Căn cứ Khoản 1 Điều 156 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 quy định:
“Điều 156. Áp dụng văn bản quy phạm pháp luật
1. Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng từ thời điểm bắt đầu có hiệu lực.
Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng đối với hành vi xảy ra tại thời điểm mà văn bản đó đang có hiệu lực. Trong trường hợp quy định của văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực trở về trước thì áp dụng theo quy định đó.”
Về nguyên tắc, pháp luật áp dụng vẫn là pháp luật tại thời điểm xác lập quan hệ (thực hiện hành vi). Vấn đề là phải xem xét, xác định hành vi nào, ở thời điểm nào? Do đó: có 2 vấn đề như sau:
(1) Việc anh A và chị B chung sống với nhau như vợ chồng từ năm 2006 đến năm 2012 là thời kỳ thi hành của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 nên phải áp dụng luật hôn nhân và gia đình năm 2000 để xem xét quan hệ hôn nhân giữa A và B có hợp pháp hay không? Việc xác định hôn nhân có hợp pháp không xuất phát từ yêu cầu của đương sự và là cơ sở để xác định về tài sản.
Căn cứ Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 và các văn bản hướng dẫn như Nghi quyết 35/2000/QH10 ngày 09/06/2000 của Quốc Hội về việc thi hành Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 thì quan hệ chung sống giữa anh A và chị B không phải là hôn nhân hợp pháp.
(2) Xác định tính chất pháp lý của quan hệ hôn nhân (có hợp pháp hay không) là căn cứ theo pháp luật tại thời điểm chung sống nhưng xử lý quan hệ chung sống là việc của thời điểm xét xử. Do đó, xử lý quan hệ hôn nhân của anh A và chị B phải căn cứ vào Luật hôn nhân và gia đình năm 2014.
Tư vấn pháp luật Hôn nhân gia đình trực tuyến 24/7: 19006172
Như vậy, Tòa án cần phải áp dụng Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 để xác định tính chất pháp lý của quan hệ hôn nhân giữa anh A và chị B. Tuy nhiên, khi xem xét yêu cầu nuôi con chung và tài sản phải áp dụng Luật hôn nhân và gia đình năm 2014.
Trên đây là giải đáp của chúng tôi về vấn đề: Xác đinh pháp luật áp dụng khi giải quyết ly hôn
- Đăng ký kết hôn khi chưa đủ 18 tuổi đối với nữ
- Đăng ký kết hôn nhưng không làm đám cưới có thể hủy hôn được không?
- Chia lợi tức từ tài sản riêng của chồng khi ly hôn
- Lợi tức thu được từ cổ phiếu có phải là tài sản chung của vợ chồng không?
- Làm con nuôi của hai người cùng một lúc có được không?
- Chồng có phải liên đới chịu trách nhiệm với khoản tiền vợ vay không?
- Điều kiện để chồng được nhập vào hộ khẩu của gia đình vợ