Có được chấm dứt hợp đồng khi người lao động đang mang thai?
Tổng đài cho em xin hỏi. Em là 1 giáo viên hợp đồng. Em tham gia BHXH từ tháng 9 năm 2016 đến tháng 5 năm 2017 là 9 tháng đóng BHXH rồi nghỉ 3 tháng hè không có lương. Đến đầu tháng 9 năm 2017 em được tiếp tục hợp đồng lại là 9 tháng nữa đến hết tháng 5/2018. Tổng cộng em tham gia BHXH là 18 tháng. Hiện tại em đang mang thai, dự tính sinh là cuối tháng 6 năm 2018. Như vậy em có được hưởng chế độ thai sản khi sinh con không? Nếu được hưởng em phải làm đơn gì? Và em đang mang thai có được chấm dứt hợp đồng với em như vậy không? Em rất mong luật sư trả lời câu hỏi của em ạ . Em xin chân thành cảm ơn.
- Chế độ thai sản cho lao động nữ khi đẻ thường
- Hồ sơ hưởng chế độ thai sản cho lao động nữ
- Chế độ thai sản cho lao động nữ sinh con năm 2017?
Trường hợp của bạn về vấn đề có được chấm dứt hợp đồng khi người lao động đang mang thai, Tổng đài tư vấn xin trả lời bạn như sau:
Thứ nhất, về việc có được hưởng chế độ thai sản
Căn cứ theo quy định tại Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định về điều kiện hưởng chế độ thai sản thì:
“1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Lao động nữ mang thai;
b) Lao động nữ sinh con;
2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.”
Theo đó, để được hưởng chế độ thai sản khi sinh con thì bạn phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con. Mặt khác, căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29 tháng 12 năm 2015 về điều kiện hưởng chế độ thai sản thì:
“1. Thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được xác định như sau:
a) Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi trước ngày 15 của tháng, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi không tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
b) Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi từ ngày 15 trở đi của tháng và tháng đó có đóng bảo hiểm xã hội, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi. Trường hợp tháng đó không đóng bảo hiểm xã hội thì thực hiện theo quy định tại điểm a khoản này.”
Theo đó, hợp đồng lao động của bạn sẽ hết hạn vào cuối tháng 5/2017 tức từ tháng 6/2018 bạn sẽ không tham gia bảo hiểm bắt buộc nữa. Khoảng thời gian 12 tháng trước sinh của bạn được tính từ tháng 4/2017 đến tháng 5/2018. Bạn đã đóng bảo hiểm xã hội được 09 tháng nên bạn đã đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản khi sinh con (tối thiểu 06 tháng trong thời gian 12 tháng trước sinh).
Thứ hai, về hồ sơ hưởng chế độ thai sản
Theo Khoản 9 Điều 9 Quyết định số 636/QĐ-BHXH thì hồ sơ hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ đã thôi việc bao gồm:
+) Giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh hoặc giấy chứng sinh của con trừ trường hợp con chết mà chưa được cấp giấy chứng sinh;
+) Sổ bảo hiểm xã hội.
Lưu ý: Khi đi bạn vui lòng mang theo giấy tờ tùy thân có ảnh như chứng minh thư, bằng lái xe… và giấy tờ chứng minh về nơi cư trú như sổ hộ khẩu, sổ tạm trú hoặc giấy tạm trú.
Nơi nộp hồ sơ hưởng chế độ thai sản: Căn cứ Điều 14 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29 tháng 12 năm 2015 thì người lao động chấm dứt hợp đồng lao động trước khi sinh con thì sẽ nộp hồ sơ cho cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện nơi thường trú hoặc nơi tạm trú.
Thứ ba, về việc có được chấm dứt hợp đồng lao động
Căn cứ Khoản 3 Điều 155 Bộ Luật lao động 2012 quy định:
“Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động nữ vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động.”
Theo quy định của pháp luật thì người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động nữ mang thai, nghỉ thai sản và nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Mặt khác, theo Điều 36 Bộ Luật lao động 2012 quy định về các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động:
“1. Hết hạn hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 192 của Bộ luật này.”
Như vậy, pháp luật hiện hành chỉ cấm người sử dụng lao động sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động nữ vì lý do mang thai. Bên cạnh đó, một trong những căn cứ để chấm dứt hợp đồng lao động là hợp đồng đã hết thời hạn. Trong trường hợp này, bạn đang mang thai và đến tháng 6/2018 thì sinh con nhưng hợp đồng lao động của bạn lại hết hạn vào tháng 5/2018 nên đây là căn cứ để chấm dứt hợp đồng lao động hợp pháp. Do đó, khi hợp đồng hết hạn công ty có quyền chấm dứt hợp đồng lao động hoặc tiếp tục ký kết một hợp đồng khác với bạn.
Trên đây là giải đáp về vấn đề Có được chấm dứt hợp đồng khi người lao động đang mang thai? Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm thông tin tại bài viết:
Hồ sơ hưởng chế độ thai sản và thời gian nộp?
Cách tính mức hưởng chế độ thai sản cho lao động nữ nghỉ sinh con
Trong quá trình giải quyết nếu còn vấn đề thắc mắc. Bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn trực tiếp.
- Thời gian nghỉ thai sản có được hưởng lương những ngày nghỉ lễ không?
- Có được giữ sổ BHXH của người lao động đơn phương chấm dứt HĐLĐ?
- Không muốn tiếp tục làm việc sau khi hết hạn hợp đồng thử việc
- Bồi thường chi phí đào tạo nghề khi đơn phương chấm dứt hợp đồng
- Tiền lương cho người lao động tham gia tập huấn vào ngày nghỉ