Hoàn trả tiền phí dịch vụ khi về nước trước thời hạn hợp đồng
Xin chào anh chị tư vấn An Nam! Em muốn tư vấn về hoàn trả tiền phí dịch vụ khi về nước trước thời hạn hợp đồng. Em hiện đang làm việc tại Nhật. Trước đó em đăng ký đi làm việc ở nước ngoài tại Công ty TNHH Nhật Huy Khang ở Sài Gòn. Giá đi là 5000 USD trong đó có tiền đặt cọc là 1000 USD. Hợp đồng có thỏa thuận: nếu hoàn thành đủ 3 năm về thì em sẽ được lấy lại tiền đặt cọc; nếu không hoàn thành đủ thì sẽ mất tiền đặt cọc. Trong phụ lục hợp đồng nêu rõ sẽ bị truy thu tiền dịch vụ tính từ ngày về nước trước thời hạn đến hết hợp đồng. Số tiền dịch vụ/ 1 năm = 1 tháng lương cơ bản.
Nay mẹ em bị ốm nặng nên em muốn về nước. Phía công ty nói phải đền bù cả tiền phí dịch vụ và tiền đặt cọc. Trong khi đó em đã đi làm được 1,5 năm. Vậy công ty yêu cầu đền bù như thế có đúng không? Mong anh chị tư vấn giúp em, em xin chân thành cảm ơn!
- Xác định tiền lương đóng BHXH của người lao động đi làm việc ở nước ngoài
- Đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
- Đi lao động ở nước ngoài có được tính là thời gian đóng BHYT liên tục
Tư vấn Hợp đồng lao động:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Với câu hỏi về hoàn trả tiền phí dịch vụ; chúng tôi xin trả lời như sau:
Về vấn đề tiền đặt cọc
Căn cứ theo quy định tại Khoản 2, Điều 20 Bộ Luật lao động 2012:
“Điều 20. Những hành vi người sử dụng lao động không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động
2. Yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động.”
Như vậy, người sử dụng lao động không được yêu cầu người lao động thực hiện biện pháp đảm bảo bằng tài sản để thực hiện hợp đồng lao động.
Trong trường hợp của bạn: bạn đăng ký đi làm việc ở nước ngoài tại công ty. Bạn không nêu rõ bạn ký hợp đồng lao động với công ty hay ký hợp đồng dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Do đó chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
+) Bạn ký hợp đồng lao động với công ty; công ty đưa bạn đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cung ứng lao động. Khi đó việc công ty yêu cầu bạn đặt cọc 1000 USD là trái với quy định của pháp luật.
+) Bạn ký với công ty một hợp đồng dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Đối với hợp đồng này, pháp luật không điều chỉnh vấn đề tiền đặt cọc. Do đó bạn phải căn cứ vào thỏa thuận giữa hai bên hoặc nội quy của công ty. Nếu nội quy lao động hoặc hai bên có thỏa thuận thì bạn sẽ mất tiền đặt cọc nếu vi phạm quy định hoặc thỏa thuận.
Về hoàn trả tiền phí dịch vụ
Theo quy định tại điểm c, Khoản 3; Mục III Thông tư 16/2007/TTLT-BLĐTBXH-BTC:
“III. TIỀN DỊCH VỤ
3. Cách thức thu nộp và hoàn trả tiền dịch vụ
c) Trường hợp người lao động vi phạm hợp đồng hoặc vi phạm pháp luật nước đến làm việc mà phải về nước trước hạn hoặc tự ý bỏ hợp đồng ở lại bất hợp pháp thì doanh nghiệp được thu tiền dịch vụ của người lao động theo thời hạn hợp đồng đã ký.”
Như vậy, người lao động vi phạm hợp đồng phải về nước trước thời hạn thì doanh nghiệp được thu tiền dịch vụ của người lao động. Trong trường hợp bạn về nước trước thời hạn mà không có lý do chính đáng thì sẽ bị yêu cầu hoàn trả tiền phí dịch vụ.
Tư vấn Hợp đồng lao động qua tổng đài: 19006172
Kết luận
Tóm lại bạn về nước trước thời hạn thỏa thuận không đúng quy định thì phải hoàn trả tiền phí dịch vụ. Còn đối với tiền đặt cọc thì nếu bạn ký hợp đồng dịch vụ với công ty thì bạn phải chịu tiền đặt cọc theo đúng thỏa thuận hoặc nội quy công ty.
Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm về hoàn trả tiền phí dịch vụ tại các bài viết sau:
Có phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc khi đi làm việc tại nước ngoài
Mức đóng và phương thức đóng bảo hiểm bắt buộc cho người lao động làm việc tại nước ngoài
Nếu trong quá trình giải quyết có vấn đề vướng mắc về hoàn trả tiền phí dịch vụ; bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Công ty có phải trả trợ cấp thôi việc cho thời gian NLĐ nghỉ thai sản?
- Giao kết hai hợp đồng lao động với cùng một người lao động của công ty
- Căn cứ xác định hình thức trả lương theo thời gian theo quy định
- Doanh nghiệp có bắt buộc phải xây dựng định mức lao động?
- Làm việc nửa tháng cũng được tính 1 ngày nghỉ phép năm