Các tình tiết giảm nhẹ trong xử lý vi phạm giao thông là gì?
Em nghe nói khi vi phạm giao thông mà có tình tiết giảm nhẹ gì đó thì mức phạt tiền hay tước bằng đều được giảm xuống có đúng không ạ? Các tình tiết giảm nhẹ đó là gì thế ạ?
- Nguyên tắc áp dụng mức phạt tiền đối với vi phạm giao thông
- Mức phạt tổng cộng khi phạm nhiều lỗi theo quy định của pháp luật
- Thời gian bắt đầu tính thời hạn tước giấy phép lái xe
Tư vấn giao thông đường bộ:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Đối với trường hợp của bạn, chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
Đối với các tình tiết giảm nhẹ
Căn cứ theo Điều 9 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 thì những tình tiết giảm nhẹ là một trong những tình tiết như sau:
1. Người vi phạm hành chính đã có hành vi ngăn chặn, làm giảm bớt hậu quả của vi phạm hoặc tự nguyện khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại;
2. Người vi phạm hành chính đã tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi; tích cực giúp đỡ cơ quan chức năng phát hiện vi phạm hành chính, xử lý vi phạm hành chính;
3. Vi phạm hành chính trong tình trạng bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người khác gây ra; vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng; vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;
4. Vi phạm hành chính do bị ép buộc hoặc bị lệ thuộc về vật chất hoặc tinh thần;
5. Người vi phạm hành chính là phụ nữ mang thai, người già yếu, người có bệnh hoặc khuyết tật làm hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;
6. Vi phạm hành chính vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không do mình gây ra;
7. Vi phạm hành chính do trình độ lạc hậu;
8. Những tình tiết giảm nhẹ khác do Chính phủ quy định.
Đối với giảm hình phạt
Căn cứ Điều 23 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 có quy định như sau:
“Điều 23. Phạt tiền
…4. Mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt.”“
Tổng đài tư vấn trực tuyến về Giao thông đường bộ: 19006172
Bên cạnh đó, Khoản 2 Điều 81 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:
“Điều 81. Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt
2. Thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc thời hạn đình chỉ hoạt động cụ thể đối với một hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này là mức trung bình của khung thời gian tước hoặc đình chỉ hoạt động được quy định đối với hành vi đó; nếu có tình Tiết giảm nhẹ thì thời hạn tước, đình chỉ hoạt động là mức tối thiểu của khung thời gian tước hoặc đình chỉ hoạt động; nếu có tình Tiết tăng nặng thì thời hạn tước, đình chỉ hoạt động là mức tối đa của khung thời gian tước hoặc đình chỉ hoạt động.”
Kết luận:
Nếu bạn ở trong trường hợp giảm nhẹ hình phạt thì thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc thời hạn đình chỉ hoạt động cũng như mức phạt tiền sẽ được giảm xuống nhưng thấp nhất bằng mức tối thiểu của khung thời gian tước bằng hoặc mức tối thiểu của khung phạt tiền.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết sau:
Thủ tục nộp phạt vi phạm giao thông qua đường bưu điện
Bị tước bằng lái có được điều khiển phương tiện giao thông
Nếu còn vướng mắc về các tình tiết giảm nhẹ khi vi phạm giao thông; Bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
- Biển báo hiệu đường bộ số P.121 có ý nghĩa như thế nào?
- Lỗi lắp thêm đèn chiếu sáng phía trước khi điều khiển xe ô tô
- Xe 14.8 tấn chở hàng quá trọng tải 37% thì xử phạt thế nào?
- Có bị tạm giữ xe máy khi không nhường đường cho xe công an đi làm nhiệm vụ?
- Hai loại tem thường thấy trên kính xe ô tô và mức phạt nếu không dán tem