Bạn tôi là người Pháp thường trú tại Pháp nhưng đang làm việc tại Việt Nam đã lâu nay. Nay bạn tôi muốn nhận một bé bị khuyết tật ở làng trẻ em SOS Hà Nội làm con nuôi và sau đó có về Pháp để sinh sống luôn tuy nhiên không biết trường hợp trẻ em khuyết tật như thế nào thì người nước ngoài mới được nhận làm con nuôi. Mong luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin cảm ơn.
- Thủ tục nhận nuôi con nuôi trong nước mới nhất
- Mẫu đơn nhận nuôi con nuôi mới nhất
- Nhận con nuôi có được đổi họ cho con không?
Tư vấn Hôn nhân và Gia đình:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Với trường hợp bạn hỏi về trẻ em khuyết tật được nhận làm con nuôi; chúng tôi xin tư vấn như sau:
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Nghị định 19/2011/NĐ-CP hướng dẫn Luật nuôi con nuôi quy định về Trẻ em khuyết tật, trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo được nhận đích danh làm con nuôi như sau:
“1. Trẻ em khuyết tật, trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo được nhận đích danh làm con nuôi theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 28 của Luật Nuôi con nuôi gồm trẻ em bị sứt môi hở hàm ếch; trẻ em bị mù một hoặc cả hai mắt; trẻ em bị câm, điếc; trẻ em bị khoèo chân, tay; trẻ em không có ngón hoặc bàn chân, tay; trẻ em nhiễm HIV; trẻ em mắc các bệnh về tim; trẻ em bị thoát vị rốn, bẹn, bụng; trẻ em không có hậu môn hoặc bộ phận sinh dục; trẻ em bị các bệnh về máu; trẻ em mắc bệnh cần điều trị cả đời; trẻ em bị khuyết tật khác hoặc mắc bệnh hiểm nghèo khác mà cơ hội được nhận làm con nuôi bị hạn chế.
2. Trẻ em thuộc diện quy định tại khoản 1 Điều này, nếu được nhận làm con nuôi ở nước ngoài, thì được miễn thủ tục thông báo tìm gia đình thay thế theo quy định tại điểm c, điểm d khoản 2 Điều 15 và thủ tục giới thiệu trẻ em làm con nuôi theo quy định tại khoản 1 Điều 36 của Luật Nuôi con nuôi.
3. Trong trường hợp không có đủ căn cứ để xác định trẻ em thuộc diện quy định tại khoản 1 Điều này, Cục Con nuôi thuộc Bộ Tư pháp (sau đây gọi là Cục Con nuôi) lấy ý kiến của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của Luật Người Khuyết tật đối với trẻ em khuyết tật hoặc của chuyên gia y tế đối với trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo.”
Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172
Bên cạnh đó theo hướng dẫn tại Điều 2 Thông tư 15/2014/TT-BTP có quy định:
“Trẻ em khuyết tật, trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo được nhận đích danh làm con nuôi
Trẻ em khuyết tật, trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo được nhận đích danh làm con nuôi bao gồm trẻ em thuộc một trong các trường hợp sau:
1. Trẻ em khuyết tật, trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo được quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 3 Nghị định số 19/2011/NĐ-CP ngày 21 tháng 3 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật nuôi con nuôi.
2. Trẻ em khuyết tật hoặc trẻ em mắc các bệnh hiểm nghèo mà cơ hội được nhận làm con nuôi bị hạn chế theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định số 19/2011/NĐ-CP bao gồm: trẻ em mắc bệnh viêm gan B, C, giang mai, lao; trẻ em chỉ có một tai, không có lỗ tai, không có vành tai; trẻ em bị rung giật nhãn cầu mắt, đục thủy tinh thể, bong võng mạc mắt; trẻ em bị cụt tay, cụt chân, thừa hoặc thiếu ngón tay, ngón chân, ngón tay hoặc ngón chân dính vào nhau; trẻ em bị suy tuyến giáp; trẻ em bị teo thực quản; trẻ em bị hẹp, phì hậu môn; trẻ em bị viêm da cơ địa toàn thân; trẻ em bị hen suyễn; trẻ em bị các bệnh về não; trẻ em mắc hội chứng down; trẻ em chậm phát triển tâm thần vận động, trẻ em tự kỷ; trẻ em bị động kinh; trẻ em bị tinh hoàn ẩn; trẻ em bị loạn dưỡng cơ trương lực; trẻ em mắc các bệnh thoát vị khác.
3. Trẻ em mắc các bệnh cần điều trị cả đời, mắc bệnh hiểm nghèo khác căn cứ vào ý kiến của bác sỹ chuyên khoa về các loại bệnh tật mà trẻ em mắc phải; trẻ em bị khuyết tật khác mà cơ hội được nhận làm con nuôi bị hạn chế.”
Như vậy, các trường hợp trẻ khuyết tật như: trẻ em bị sứt môi hở hàm ếch; trẻ em bị mù một hoặc cả hai mắt; trẻ em bị câm, điếc; trẻ em bị khoèo chân, tay; trẻ em không có ngón hoặc bàn chân, tay; trẻ em bị thoát vị rốn, bẹn, bụng; trẻ em không có hậu môn hoặc bộ phận sinh dục; trẻ em chỉ có một tai, không có lỗ tai, không có vành tai; trẻ em bị rung giật nhãn cầu mắt, đục thủy tinh thể, bong võng mạc mắt; trẻ em bị cụt tay, cụt chân, thừa hoặc thiếu ngón tay, ngón chân, ngón tay hoặc ngón chân dính vào nhau; trẻ em bị teo thực quản; trẻ em bị hẹp, phì hậu môn; trẻ em mắc hội chứng down; trẻ em chậm phát triển tâm thần vận động; trẻ em bị tinh hoàn ẩn; trẻ em bị loạn dưỡng cơ trương lực… thì sẽ được người nước ngoài nhận đích danh làm con nuôi. Trường hợp trẻ không có căn cứ thuộc một trong những trường hợp trên thì Cục Con nuôi thuộc Bộ Tư pháp (sau đây gọi là Cục Con nuôi) lấy ý kiến của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của Luật Người Khuyết tật đối với trẻ em khuyết tật để xác định trẻ có thuộc diện được nhận đích danh làm con nuôi hay không.
Mọi vấn đề vướng mắc về trẻ em khuyết tật được nhận làm con nuôi; xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Giành quyền nuôi dưỡng cả hai con dưới 7 tuổi sau khi ly hôn
- Tính mức án phí khi tranh chấp về phân chia tài sản chung sau ly hôn
- Phiếu lý lịch tư pháp trong hồ sơ của người nhận nuôi con nuôi
- Quy định về cấm kết hôn trong phạm vi ba đời như thế nào?
- Xử phạt đối với hành vi ngoại tình vi phạm chế độ một vợ một chồng