19006172

Điều khiển phương tiện khi nồng độ cồn vượt quá mức cho phép gây tai nạn

Điều khiển phương tiện khi nồng độ cồn vượt quá mức cho phép gây tai nạn

Xin chào tổng đài cho tôi hỏi khi xe bus đỗ vào điểm dừng, đèn xi nhan đầy đủ để khách xuống thì người điều khiển xe máy có nồng độ cồn vượt quá mức cho phép đâm vào đuôi xe buýt thì lỗi tại ai ạ?



Tư vấn giao thông đường bộNồng độ cồn vượt quá mức:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến cho chúng tôi. Với trường hợp Điều khiển phương tiện khi nồng độ cồn vượt quá mức gây tai nạn của bạn;  Tổng đài tư vấn xin trả lời cho bạn như sau:

Thứ nhất, xác định lỗi của người điều khiển xe buýt

Căn cứ khoản 3 Điều 18 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định:

3. Người điều khiển phương tiện khi dừng xe, đỗ xe trên đường bộ phải thực hiện quy định sau đây:

a) Có tín hiệu báo cho người điều khiển phương tiện khác biết;

c) Trường hợp trên đường đã xây dựng nơi dừng xe, đỗ xe hoặc quy định các điểm dừng xe, đỗ xe thì phải dừng, đỗ xe tại các vị trí đó;

đ) Không mở cửa xe, để cửa xe mở hoặc bước xuống xe khi chưa bảo đảm điều kiện an toàn;

e) Khi dừng xe, không được tắt máy và không được rời khỏi vị trí lái“.

Theo quy định trên, khi bạn cho xe buýt dừng để khách xuống mà đáp ứng các quy định như dừng đúng nơi quy định, có tín hiệu báo cho người điều khiển phương tiện khác biết, để khách xuống khi đảm bảo điều kiện an toàn, không tắt máy và rời khỏi vị trí lái thì bạn sẽ không có lỗi khi dừng xe.

Thứ hai, xác định lỗi của người điều khiển xe máy

Căn cứ khoản 8 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định :

Điều 8. Các hành vi bị nghiêm cấm

8. Điều khiển xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.

Điều khiển xe mô tô, xe gắn máy mà trong máu có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở“.

Tuy nhiên, căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 35 Luật phòng, chống tác hại của rượu bia quy định:

“Điều 35. Sửa đổi, bổ sung quy định của một số luật khác

1. Sửa đổi, bổ sung khoản 8 Điều 8 của Luật Giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 35/2018/QH14 như sau:

“8. Điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn”.

Như vậy, theo quy định này pháp luật nghiêm cấm người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn. Do đó, trường hợp điều khiển xe máy tham gia giao thông nếu kiểm tra trong máu và hơi thở có nồng độ cồn thì sẽ bị xử phạt.

Bên cạnh đó, người điều khiển xe máy trong trường hợp này sẽ bị xử phạt đối với hành vi điều khiển phương tiện khi nồng độ cồn vượt quá mức cho phép gây tai nạn.

Căn cứ theo quy định tại điểm c Khoản 7 và điểm e Khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:

Điều 6. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

6. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

c) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở;

7. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

c) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.

8. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

e) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở;

10. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

đ) Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 6 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng;

e) Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 7 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng;

g) Thực hiện hành vi quy định tại điểm e, điểm g, điểm h, điểm i khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.”

Như vậy, dựa vào quy định trên, thì tùy vào nồng độ cồn vượt quá mức trong máu và khí thở mà có quy định về mức xử phạt tiền và thời hạn tước Giấy phép lái xe khác nhau.

Nồng độ cồn vượt quá mức

Tổng đài tư vấn trực tuyến về Giao thông đường bộ: 19006172

Về trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi có tai nạn, bạn vui lòng tham khảo bài viết: Xe máy tự đâm vào xe tải dừng bên đường có phát sinh trách nhiệm bồi thường?

Ngoài ra bạn có thể tham khảo bài viết :

Điều khiển ô tô khi vượt quá nồng độ cồn bị xử phạt thế nào?

Trường hợp bị tạm giữ phương tiện đối với phương tiện từ xa đến

Trên đây là toàn bộ câu trả lời của chúng tôi đối với câu hỏi Điều khiển phương tiện khi nồng độ cồn vượt quá mức gây tai nạncủa bạn. Mọi thắc mắc bạn vui lòng liên hệ  Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn.

Trả lời

luatannam