19006172

Lái xe trong tình trạng say rượu tự gây thiệt hại cho bản thân

Lái xe trong tình trạng say rượu tự gây thiệt hại cho bản thân

Tôi lái xe trong tình trạng say rượu tông xe máy vào xe ô tô và bị gãy chân còn xe ô tô không bị sao cả. Cho tôi hỏi trường hợp này tôi có bị xử phạt hành chính không? Dù tôi say rượu tự gây thiệt hại cho bản thân nhưng tôi là người thiệt hại nên tôi có quyền đòi người lái xe ô tô bồi thường đúng không ạ?



Lái xe trong tình trạng say rượuTư vấn giao thông đường bộ:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến cho chúng tôi. Với vấn đề Lái xe trong tình trạng say rượu tự gây thiệt hại cho bản thân của bạn; Tổng đài tư vấn xin trả lời cho bạn như sau:

Về việc Lái xe trong tình trạng say rượu tự gây thiệt hại cho bản thân

Căn cứ Điểm c Khoản 6; Điểm c Khoản 7 và Điểm e Khoản 8 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định:

“Điều 6. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

6. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

c) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.

7. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

c) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.

8. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

e) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở;”

10. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

đ) Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 6 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng;

e) Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 7 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng;

g) Thực hiện hành vi quy định tại điểm e, điểm g, điểm h, điểm i khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng”.

Như vậy; việc xử phạt người điều khiển xe máy sẽ căn cứ vào nồng độ cồn trong máu để xác định mức độ xử phạt như sau:

– Trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở

+ Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng

+ Tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng

– Trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở:

+ Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng

+ Tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng

– Trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở:

+ Phạt tiền từ 6 000 000 đồng đến 8 000 000 đồng

+ Tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng

Lái xe trong tình trạng say rượu

Tổng đài tư vấn trực tuyến về Giao thông đường bộ: 19006172

Về việc bạn có được quyền yêu cầu người lái xe ô tô bồi thường hay không :

Trong trường hợp này bạn không có quyền yêu cầu bồi thường. Căn cứ vào khoản 1 một điều 584 Bộ luật dân sự năm 2015 thì:

” Điều 584. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại

1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

Theo đó, bạn không có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại mà người có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại chính là người chủ của chiếc xe ô tô do bạn đâm vào. Bởi vì người lái xe ô tô không có bất kì hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe của bạn. Thậm chí, trong trường hợp này, nếu chiếc xe ô tô bị hỏng hóc mà người lái xe ô tô có yêu cầu bồi thường thì bạn có thể phải bồi thường thiệt hại theo căn cứ tại  khoản 1 một điều 596 Bộ luật dân sự năm 2015  :

” Điều 596. Bồi thường thiệt hại do người dùng chất kích thích gây ra

1. Người do uống rượu hoặc do dùng chất kích thích khác mà lâm vào tình trạng mất khả năng nhận thức và làm chủ hành vi, gây thiệt hại cho người khác thì phải bồi thường. ” 

Ngoài ra bạn còn có thể tham khảo các bài viết : 

Mức xử phạt đối với xe máy gây tai nạn giao thông

Mức phạt đối với người say rượu gây tai nạn giao thông

Mức phạt và trách nhiệm đối với người say rượu gây tai nạn giao thông

Trên đây là toàn bộ câu trả lời của chúng tôi về câu hỏi Lái xe trong tình trạng say rượu tự gây thiệt hại cho bản thân  của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì vấn đề lái xe trong tình trạng say rượu tự gây thiệt hại cho bản thân bạn xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.

Trả lời

luatannam