19006172

Dùng xe đi mượn tham gia giao thông có bị phạt lỗi không chính chủ?

Dùng xe đi mượn tham gia giao thông có bị phạt lỗi không chính chủ?

Dùng xe đi mượn tham gia giao thông có bị phạt lỗi không chính chủ? Xin chào tổng đài tư vấn. Cho tôi hỏi tôi mượn xe máy của mẹ tôi đi làm thì có bị phạt lỗi không chính chủ không? Và tôi đeo tai nghe khi đi xe máy bị phạt bao nhiêu tiền? Mong tổng đài tư vấn giúp tôi, tôi xin cảm ơn. 



Dùng xe đi mượn tham gia giao thôngTư vấn luật giao thông:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến cho chúng tôi. Với trường hợp của bạn về Dùng xe đi mượn tham gia giao thông có bị phạt lỗi không chính chủ; Tổng đài tư vấn xin trả lời cho bạn như sau:

Thứ nhất, quy định về lỗi xe không chính chủ:

Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 4 điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:

“Điều 30. Xử phạt chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ

4. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với cá nhân, từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không làm thủ tục đăng ký sang tên xe (để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình) theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô;”

Như vậy theo quy định trên thì chủ phương tiện vi phạm không làm thủ tục đăng ký sang tên xe khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là xe máy thì có mức phạt từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với cá nhân, từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với tổ chức.

Dẫn chiếu đến trường hợp của bạn; Bạn mượn xe máy của mẹ bạn đi làm thì không bị phạt lỗi không làm thủ tục đăng ký sang tên xe hay còn gọi là xe không chính chủ; vì đó không phải hành vi “không làm thủ tục đăng ký sang tên xe” như quy định trên. Do đó, bạn có thể mượn xe của các thành viên trong gia đình để tham gia giao thông bình thường. Tuy nhiên, bạn cần chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về giao thông và mang theo đầy đủ giấy tờ liên quan như bằng lái, đăng ký phương tiện…

Thứ hai, về mức phạt lỗi đeo tai nghe khi điều khiển xe máy:

Căn cứ theo quy định tại điểm h khoản 4 điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì:

“Điều 6. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

4. Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

h) Người đang điều khiển xe sử dụng ô (dù), điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính.

10. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b, điểm e, điểm i khoản 3; điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h khoản 4; khoản 5 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;”

Như vậy theo quy định trên thì người đang điều khiển xe máy sử dụng ô (dù), điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính sẽ bị phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng và bị tước giấy phép lái xe từ 01 đến 03 tháng.

Dùng xe đi mượn tham gia giao thông

Tổng đài tư vấn trực tuyến về Giao thông đường bộ: 19006172

Kết luận:

Đối với trường hợp mượn xe để tham gia giao thông sẽ không bị phạt lỗi không chính chủ theo quy định hiện hành.

Trên đây là bài viết về vấn đề dùng xe đi mượn tham gia giao thông có bị phạt lỗi không chính chủ? Ngoài ra, bạn có thể tham khảo bài viết:

Con điều khiển xe của mẹ thì có bị xử phạt với lỗi không chính chủ

Khi nào đi xe không chính chủ sẽ bị xử phạt?

Mọi thắc mắc liên quan đến Dùng xe đi mượn tham gia giao thông có bị phạt lỗi không chính chủ?, xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.

 

 

 

 

 

luatannam