19006172

Không biết tiếng Việt có được thi bằng A1 hay không?

Không biết tiếng Việt có được thi bằng A1 hay không?

Cho tôi hỏi người đã 60 tuổi thì có thể thi bằng A1 được nữa không? Người này lại là người dân tộc Mông, không biết tiếng Việt có được thi bằng A1 hay không? Và bằng lái xe A1 này sẽ sử dụng đực trong bao lâu? Tôi cám ơn nhiều!



Không biết tiếng Việt có được thi bằng A1

Dịch vụ tư vấn Luật giao thông đường bộ 24/7: 1900 6172

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Thứ nhất, về độ tuổi của người thi bằng lá xe hạng A1

Căn cứ Điểm b Khoản 1 Điều 60 Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định như sau:

“Điều 60. Tuổi, sức khỏe của người lái xe

1. Độ tuổi của người lái xe quy định như sau:

b) Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg; xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi.

2. Người lái xe phải có sức khỏe phù hợp với loại xe, công dụng của xe. Bộ trưởng Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe, việc khám sức khỏe định kỳ đối với người lái xe ô tô và quy định về cơ sở y tế khám sức khỏe của người lái xe.”

Như vậy, người thi bằng lái xe hạng A1 phải đủ 18 tuổi trở lên; không có quy định về độ tuổi tối đa. Vì thế nếu một người đã 60 tuổi thì vẫn có thể thi bằng lái xe A1. 

Tuy nhiên, theo quy định tại Phụ lục 1 Thông tư 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT thì người lái xe hạng A1 cần phải có sức khỏe tốt; không mắc các bệnh như rối loạn tâm thần cấp, rối loạn tâm thần mạn tính không điều khiển được hành vi. Cơ thể bình thường, không cụt hoặc mất chức năng 01 bàn tay hoặc 01 bàn chân và một trong các chân hoặc tay còn lại không toàn vẹn (cụt hoặc giảm chức năng),…v…v…

Thứ hai, không biết tiếng Việt có được thi bằng A1 hay không?

Căn cứ Khoản 6 Điều 1 Thông tư 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT có quy định:

“6. Bổ sung khoản 3 Điều 9 như sau:

“3. Người đồng bào dân tộc thiểu số không biết đọc, viết tiếng Việt học lái xe mô tô hạng Alập 01 bộ hồ sơ, nộp trực tiếp tại cơ sở đào tạo. Hồ sơ bao gồm:

a) Giấy tờ quy định tại khoản 1 điều này;

b) Giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú, xác nhận là người đồng bào dân tộc thiểu số không biết đọc, viết tiếng Việt theo mẫu quy định tại Phụ lục 24 ban hành kèm theo Thông tư này; giấy xác nhận có giá trị 01 năm kể từ ngày ký xác nhận; cá nhân ký tên hoặc điểm chỉ vào giấy xác nhận.””

Như vậy, người dân tộc thiểu số không biết tiếng Việt thì vẫn có thể thi bằng A1 nếu có Giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú, xác nhận là người đồng bào dân tộc thiểu số không biết đọc, viết tiếng Việt.

Thứ ba, về thời hạn sử dụng của bằng lái xe A1

Căn cứ Điều 17 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định như sau:

“Điều 17. Thời hạn của giấy phép lái xe

1. Giấy phép lái xe hạng A1, A2, A3 không có thời hạn.

2. Giấy phép lái xe hạng Bcó thời hạn đến khi người lái xe đủ 55 tuổi đối với nữ và đủ 60 tuổi đối với nam; trường hợp người lái xe trên 45 tuổi đối với nữ và trên 50 tuổi đối với nam thì giấy phép lái xe được cấp có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp.

3. Giấy phép lái xe hạng A4, B2 có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp.

4. Giấy phép lái xe hạng C, D, E, FB2, FC, FD, FE có thời hạn 05 năm, kể từ ngày cấp”.

Theo đó, bằng lái xe A1 không có thời hạn nên bạn có thể sử dụng mà không cần phải thi sát hạch lại. Trường hợp bằng bị mất hoặc hỏng thì bạn có thể đề nghị cấp lại.

Nếu còn vướng mắc xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn giao thông đường bộ trực tuyến 1900 6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.

--> Trường hợp được miễn sát hạch lý thuyết khi thi xe máy

luatannam