Lỗi điều khiển xe chở hàng siêu trường mà không có giấy phép lưu hành
Công ty tôi kinh doanh vận tải và có nhận hợp đồng chở hàng siêu trường. Tuy nhiên, khi tôi điều khiển xe chở hàng siêu trường của công ty thì lại không có giấy phép lưu hành. Vậy trường hợp này tôi và công ty bị xử phạt thế nào
- Xe vừa vượt trọng tải vừa quá tải trọng thì bị xử lý như thế nào?
- Mức phạt người điều khiển phương tiện với lỗi quá tải trọng trục xe
- Vượt xe trên đường giao nhau phạt bao nhiêu?
Tư vấn giao thông đường bộ:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến cho chúng tôi. Đối với câu hỏi của bạn về: Lỗi điều khiển xe chở hàng siêu trường mà không có giấy phép lưu hành; Tổng đài tư vấn xin tư vấn cho bạn như sau:
Thứ nhất, mức phạt chở hàng siêu trường, siêu trọng mà không có giấy phép lưu hành:
Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 25 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:
“Điều 25. Xử phạt người điều khiển xe ô tô thực hiện hành vi vi phạm quy định về vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Chở hàng siêu trường, siêu trọng không có Giấy phép lưu hành hoặc có Giấy phép lưu hành nhưng đã hết giá trị sử dụng hoặc sử dụng Giấy phép lưu hành không do cơ quan có thẩm quyền cấp;
3. Ngoài việc bị phạt tiền, người thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;
b) Thực hiện hành vi quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này bị tịch thu Giấy phép lưu hành đã hết giá trị sử dụng hoặc không do cơ quan có thẩm quyền cấp.
4. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, người thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này nếu gây hư hại cầu, đường còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả, buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra”.
Như vậy theo quy định trên dẫn chiếu đến trường hợp của bạn; nếu bạn điều khiển xe chở hàng siêu trường, siêu trọng mà không có giấy phép lưu hành thì bạn sẽ bị áp dụng mức xử phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng và bị tước bằng lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng. Ngoài ra, nếu gây hư hại cầu, đường còn phải khôi phục lại tình trạng ban đầu của cầu đường do vi phạm gây ra.
Tổng đài tư vấn trực tuyến về Giao thông đường bộ: 19006172
Thứ hai, công ty bạn sẽ bị xử phạt về lỗi giao xe
“Căn cứ Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định:
Điều 30. Xử phạt chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ
10. Phạt tiền từ 14.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 28.000.000 đồng đến 32.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
b) Giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 25 Nghị định này hoặc trực tiếp điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 25 Nghị định này;”
Như vậy, công ty bạn sẽ bị xử phạt từ 28.000.000 đồng đến 32.000.000 đồng khi giao xe cho bạn điều khiển.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm:
Một số vấn đề liên quan đến phù hiệu và tải trọng của xe tải
Hồ sơ cấp phù hiệu xe nội bộ cho xe 16 chỗ
Mọi thắc mắc liên quan xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
- Đổi giấy phép lái xe quân sự sang giấy phép lái xe dân sự
- Thế nào là vi phạm biển báo hiệu tốc độ tối thiểu cho phép?
- Mức phạt khi điều khiển xe chở hàng vượt quá trọng tải
- Xe khách chạy tuyến cố định có phải trang bị bình chữa cháy?
- Thủ tục đổi giấy phép lái xe do bị hư hỏng, bong tróc như thế nào?