Nội dung câu hỏi:
Cho tôi hỏi tôi có bằng lái xe A1 và hiện nay tôi đang làm hồ sơ thi bằng lái xe hạng B2. Tôi muốn tích hợp hai bằng lái xe này lại với nhau thì thủ tục thế nào?
- Phạt tiền xe taxi vi phạm quy định về bật hộp đèn
- Quy định về phạt vi phạm giao thông khi say rượu vẫn điều khiển xe ô tô
- Giấy tờ thay thế giấy phép lái xe khi tham gia giao thông
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Đối với trường hợp của bạn về thủ tục tích hợp giấy phép lái xe A1 và B2, chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
Có bắt buộc phải tích hợp bằng lái xe A1 và B2 không?
Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 33 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định về sử dụng và quản lý Giấy phép lái xe như sau:
“Điều 33. Sử dụng và quản lý giấy phép lái xe
1. Giấy phép lái xe bằng vật liệu PET. cấp cho mỗi người bảo đảm duy nhất có 01 số quản lý, dùng chung cho cả giấy phép lái xe không thời hạn và giấy phép lái xe có thời hạn.
2. Cá nhân nếu có nhu cầu tích hợp giấy phép lái xe, thì đăng ký vào đơn đề nghị học, sát hạch để cấp giấy phép lái xe quy định tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư này hoặc làm thủ tục đổi giấy phép lái xe theo quy định tại Điều 38 của Thông tư này.”
3. Người đã có giấy phép lái xe tích hợp của giấy phép lái xe có thời hạn và không thời hạn, nếu có nhu cầu tách giấy phép lái xe thì làm thủ tục tách giấy phép lái xe theo quy định tại Điều 38 của Thông tư này.
4. Người có giấy phép lái xe chỉ được lái loại xe ghi trong giấy phép lái xe.….”
Như vậy, theo quy định trên người có bằng lái xe ô tô và bằng lái xe máy nếu có nhu cầu thì có thể làm thủ tục tích hợp bằng lái xe.
Đối chiếu với trường hợp của bạn, bạn có bằng lái xe A1 và hiện nay đang làm hồ sơ thi bằng lái xe hạng B2. Theo quy định, nếu bạn có nhu cầu thì bạn có thể tích hợp hai bằng lái xe này lại với nhau. Việc tích hợp Giấy phép lái xe A1 và B2 là không bắt buộc nên bạn có thể tích hợp hoặc không tích hợp theo nhu cầu cá nhân của bạn.
Có nên tích hợp bằng lái xe A1 và B2 không?
Ưu điểm:
– Gọn nhẹ, tiết kiệm, thuận tiện trong quá trình sử dụng;
– Dễ dàng quản lý, bảo quản, tránh mất mát;
Nhược điểm:
– Nếu bị tạm giữ bằng lái xe của 1 loại là A1 hoặc B2 thì sẽ khó khăn trong việc sử dụng;
– Nếu 1 trong 2 bằng bị tước thì bằng lái xe còn lại cũng sẽ bị giữ luôn;
– Nếu chẳng may bị mất thì sẽ không thể điều khiển được cả hạng A1 và B2;
Thủ tục tích hợp chung bằng lái xe A1 vào B2 khi chuẩn bị thi Bằng B2
Nếu bạn đã có bằng lái xe A1 và đang chuẩn bị thi bằng lái xe B2 thì Thủ tục được thực hiện như sau: bạn đăng ký vào đơn đề nghị học, sát hạch để cấp giấy phép lái xe quy định tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư 12/2017/TT-BGTVT. Cụ thể là bạn điền vào ô đăng ký tích hợp giấy phép lái xe trong đơn đề nghị học, sát hạch để cấp giấy phép lái xe.
Tổng đài tư vấn trực tuyến về Giao thông đường bộ: 19006172
Thủ tục tích hợp bằng lái xe A1 và B2
Nếu bạn đang có bằng A1 riêng và bằng B2 riêng thì bạn cần tích hợp bằng lái xe theo hướng dẫn dưới đây:
+) Hồ sơ chuẩn bị:
Căn cứ Điều 38 Văn bản hợp nhất số 19/VBHN-BGTVT thì hồ sơ gộp chung bằng lái xe B2 với bằng lái A1 gồm những giấy tờ sau:
– Đơn đề nghị đổi giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 19 ban hành kèm theo Thông tư này;
– Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định, trừ trường hợp đổi giấy phép lái xe hạng A1, A2, A3.
– Bản sao giấy phép lái xe, giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân (đối với người Việt Nam) hoặc hộ chiếu còn thời hạn sử dụng (đối với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài).
+) Nơi nộp:
Cá nhân lập 01 bộ hồ sơ nêu trên và gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến đến Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải.
+) Trình tự thực hiện:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Chuẩn bị 01 bộ hồ sơ như nội dung hướng dẫn ở trên;
Bước 2: Nộp hồ sơ
– Nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả hồ sơ của Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông Vận tải.
Lưu ý: Phải đến chụp ảnh trực tiếp và xuất trình bản chính các hồ sơ nêu trên để đối chiếu.
– Cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp có trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ nộp lệ phí cấp giấy phép lái xe khi được tiếp nhận hồ sơ theo quy định; khi nộp hồ sơ qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến phải hoàn thành nghĩa vụ nộp lệ phí cấp giấy phép lái xe thông qua chức năng thanh toán của hệ thống dịch vụ công trực tuyến theo quy định và nộp phí sử dụng dịch vụ khác theo nhu cầu của cá nhân;
Bước 3: Tiếp nhận và giải quyết hồ sơ:
– Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải kiểm tra hồ sơ khi tiếp nhận; trường hợp hồ sơ không đúng theo quy định, phải thông báo trực tiếp hoặc bằng văn bản hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến những nội dung cần bổ sung hoặc sửa đổi cho cá nhân trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ;
– Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng theo quy định, Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải thực hiện việc đổi giấy phép lái xe; trường hợp không đổi giấy phép lái xe thì phải trả lời và nêu rõ lý do;
– Khi đổi giấy phép lái xe, cơ quan cấp giấy phép lái xe lưu trữ hồ sơ đổi giấy phép lái xe (bản chính đối với đổi giấy phép lái xe của ngành Giao thông vận tải; bản sao đối với đổi giấy phép lái xe hoặc bằng lái xe của nước ngoài, đổi giấy phép lái xe do ngành Công an cấp, đổi giấy phép lái xe quân sự do Bộ Quốc phòng cấp) trong thời hạn 02 năm kể từ ngày cấp giấy phép lái xe; cắt góc giấy phép lái xe cũ (trừ giấy phép lái xe do nước ngoài cấp), giao cho người lái xe bảo quản (trừ trường hợp nộp hồ sơ trực tuyến).
Bước 4: Nhận bằng lái xe cấp lại
Người làm thủ tục đến bộ phận tiếp nhận và trả hồ sơ theo hời hạn ghi trên giấy hẹn.
+) Thời hạn giải quyết:
Căn cứ tại Điều 35 và Điều 36 Văn bản hợp nhất 19/VBHN-BGTVT thì thời hạn cấp lại Giấy phép lái xe do bị mất giống với thời hạn cấp mới Giấy phép lái xe là: 10 ngày kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ.
+) Lệ phí:
– Lệ phí cấp lại bằng: Căn cứ tại Phụ lục của Thông tư 37/2023/TT-BTC quy định về biểu mức thu phí sát hạch lái xe; lệ phí cấp bằng, chứng chỉ được hoạt động trên các loại phương tiên và lệ phí đăng ký, cấp biển xe máy chuyên dùng thì mức phí cấp đổi bằng lái xe máy do bị mất là 135.000 đồng/lần.
2 |
Lệ phí cấp bằng, chứng chỉ được hoạt động trên các loại phương tiện | ||
|
Cấp mới, cấp lại, cấp đổi giấy phép lái xe (quốc gia và quốc tế) |
Lần |
135.000 |
Quyền được điều khiển loại xe còn lại khi bị tước GPLX tích hợp
Căn cứ Điều 4 khoản 4 Thông tư 37/2017/TT-BGTVT quy định:
“Điều 4. Quản lý, sử dụng biểu mẫu sử dụng trong xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt
4. Trường hợp người vi phạm hành chính có giấy phép lái xe tích hợp của giấy phép lái xe có thời hạn và giấy phép lái xe không thời hạn, bị áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép lái xe theo quy định tại Nghị định của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, người có thẩm quyền quyết định xử phạt phải ghi rõ trong quyết định, xử phạt vi phạm hành chính các hạng xe được phép điều khiển theo giấy phép lái xe và áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép lái xe có thời hạn hoặc giấy phép lái xe không thời hạn đối với loại xe đã sử dụng khi thực hiện hành vi vi phạm (xe ô tô hoặc máy kéo hoặc xe mô tô). Người vi phạm hành chính được quyền điều khiển những loại xe còn lại được ghi trong giấy phép lái xe.”
Như vậy, nếu giấy phép lái xe ô tô và xe máy được tích hợp, khi bị tước giấy phép lái xe tích hợp của hạng A1 hoặc hạng B2 thì người có Giấy phép lái xe vẫn được điều khiển những loại xe đối với hạng lái xe chưa bị tước ghi trên Giấy phép lái xe.
Ngoài ra, bạn vui lòng tham khảo thêm các bài viết sau đây:
- Có được gộp chung bằng lái ô tô và xe máy làm một không?
- Thủ tục tách bằng lái xe ô tô và xe máy đã được gộp chung bằng như thế nào?
Mọi thắc mắc liên quan đến vấn đề giao thông đường bộ, xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn.