Nội dungc câu hỏi:
Xe công ty tôi 29 chỗ ngồi đăng ký chạy hợp đồng. Vậy cho tôi hỏi đoạn đường cấm ô tô khách thì xe hợp đồng của công ty tôi có được đi vào không? Nếu đi vào thì mức phạt thế nào? Trường hợp tôi không ký vào biên bản thì có phải nộp phạt được không?
- Không chịu ký vào biên bản vi phạm giao thông thì có thể xử phạt?
- Mức phạt với lỗi điều khiển xe đi vào đường cấm là bao nhiêu?
Hỗ trợ tư vấn Luật giao thông đường bộ qua tổng đài 1900 6172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Thế nào là xe ô tô khách?
Theo quy định tại khoản 3.33 Điều 3,Quy chuẩn 41:2016/BGTVT xác định:
“3.33. Ô tô khách (hay còn gọi là xe khách) là xe ô tô được xác định theo Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ để chở người với số lượng lớn hơn 9 người”
Như vậy, nếu trong đăng kiểm của xe bạn ghi là xe “ô tô khách” thì xe của bạn được xác định là ô tô khách. Xe ô tô khách là xe ô tô được xác định để chở người với số lượng lớn hơn 9 người.
Biến báo cấm xe ô tô khách?
Bên cạnh đó, cũng tại Quy chuẩn 41:2016/BGTVT quy định về biển cấm xe ô tô khách tại B.7a như sau:
Biển số P.107a ” Cấm xe ô tô khách”: Để báo cấm ô tô chở khách đi qua trừ các xe ưu tiên theo quy định. Biển này không cấm xe buýt.
Theo đó, trừ xe buýt và các xe ưu tiên theo quy định được đi vào đoạn đường gắn biển “cấm xe ô tô khách” thì các loại xe ô tô chở khách đều không được đi vào đường đặt biển cấm ô tô khách. Do đó, bạn chạy xe hợp đồng 29 chỗ dùng để chở người nên vẫn được coi là xe ô tô khách. Vì vậy nếu đi vào đoạn đường này thì bạn đã vi phạm pháp luật.
Mức phạt đối với lỗi điều khiển xe đi vào đường cấm
Căn cứ vào Điểm b, Khoản 3, Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 5. Xử phạt người điều khiển, người được chở trên xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
4. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng, đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
b) Đi vào khu vực cấm, đường có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 5, điểm a khoản 8 Điều này và các trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định;
Như vậy, đối với lỗi điều khiển xe đi vào đường có biển báo hiệu nội dung cấm đi vào thì sẽ bị phạt hành chính với mức tiền là 2.000.000 đồng – 3.000.000 đồng. Mức trung bình là 2.500.000 đồng.
Điều khiển xe hợp đồng 29 chỗ đi vào đường có biển báo cấm có bị tước GPLX
Căn cứ tại điểm b Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 5. Xử phạt người điều khiển, người được chở trên xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
11. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm đ khoản 2; điểm h, điểm i khoản 3; khoản 4; điểm a, điểm b, điểm d, điểm đ, điểm g, điểm h, điểm i khoản 5 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;”
Như vậy, với lỗi vi phạm đi vào đường cấm xe ô tô khách; thì bạn sẽ phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng theo điểm b Khoản 4 Điều 5 nêu trên. Ngoài ra, bạn sẽ bị tước quyền sử dụng GPLX từ 1 tháng đến 3 tháng hoặc bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 2 tháng đến 4 tháng nếu bạn đi vào đường cấm và gây tai nạn giao thông.
Việc xử phạt khi không chịu ký vào biên bản
Căn cứ tại Điều 58 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định:
“Điều 58. Lập biên bản vi phạm hành chính
1. Khi phát hiện vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực quản lý của mình. Người có thẩm quyền đang thi hành công vụ phải kịp thời lập biên bản. Trừ trường hợp xử phạt không lập biên bản theo quy định tại khoản 1 Điều 56 của Luật này.
2. Trường hợp người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm không có mặt tại nơi vi phạm hoặc cố tình trốn tránh hoặc vì lý do khách quan mà không ký vào biên bản thì biên bản phải có chữ ký của đại diện chính quyền cơ sở nơi xảy ra vi phạm hoặc của hai người chứng kiến.
3. Biên bản vi phạm hành chính phải được lập thành ít nhất 02 bản. Phải được người lập biên bản và người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm ký.Nếu có người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại thì họ cùng phải ký vào biên bản. Trường hợp biên bản gồm nhiều tờ. Thì những người được quy định tại khoản này phải ký vào từng tờ biên bản. Nếu người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm, người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại từ chối ký thì người lập biên bản phải ghi rõ lý do vào biên bản.
Biên bản vi phạm hành chính lập xong phải giao cho cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính 01bản”
Bạn vi phạm mà không chịu ký vào biên bản thì bạn vẫn sẽ bị tiến hành xử phạt. Trường hợp này, phía cảnh sát có thể yêu cầu đại diện chính quyền; hoặc hai người chứng kiến ký vào biên bản. Đồng thời, bên phía cảnh sát phải ghi rõ vào biên bản lý do bạn từ chối ký vào biên bản.
Ngoài ra, theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP không có quy định nào về việc cố ý không chịu ký vào biên bản xử phạt sẽ bị xử lý thêm về lỗi khác.
Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc về mức phạt khi xe ô tô khách đi vào đường cấm; bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn về Luật Giao thông đường bộ 24/7: 1900 6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
–>Mức xử phạt khi lái xe đi vào đường cấm theo pháp luật hiện hành
- Cấp giấy phép lưu thông trong khung giờ hạn chế ở TP.HCM cho xe nào?
- Quy định pháp luật về thủ tục cấp lại Giấy phép lái xe hạng B2 bị mất
- Mức xử phạt lỗi vi phạm dừng xe bên trái của đường đôi năm 2023
- Đăng ký xe máy không do cơ quan có thẩm quyền cấp có bị tạm giữ phương tiện?
- Tham gia giao thông khi ngân hàng giữ bản chính đăng ký xe