19006172

Xử phạt chủ xe máy khi giao xe cho người chưa có Giấy phép lái xe

Nội dung câu hỏi:

Tôi cho em trai chưa có Giấy phép lái xe mượn xe máy của tôi để đi học, em tôi đang học đại học. Khi CSGT bắt em tôi còn bảo sẽ phạt cả chủ xe máy là tôi thì có đúng không? Trong khi đó tôi là chủ xe đứng tên trên đăng ký xe luôn rồi.



Chủ xe máyTư vấn giao thông đường bộ:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Vấn đề xử phạt chủ xe máy khi giao xe cho người không có Giấy phép lái xe; chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:

Điều kiện của người lái xe máy khi tham gia giao thông

Căn cứ tại Điều 58 Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định như sau:

Điều 58. Điều kiện của người lái xe tham gia giao thông

1. Người lái xe tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khoẻ quy định tại Điều 60 của Luật này và có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

Người tập lái xe ô tô khi tham gia giao thông phải thực hành trên xe tập lái và có giáo viên bảo trợ tay lái.

2. Người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ sau:

a) Đăng ký xe;

b) Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới quy định tại Điều 59 của Luật này;

c) Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới quy định tại Điều 55 của Luật này;

d) Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.”

Theo quy định trên, khi điều khiển xe máy tham gia giao thông thì người điều khiển phải đáp ứng 02 điều kiện sau:

Điều kiện 01: Người lái xe tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khoẻ quy định tại Điều 60 của Luật giao thông đường bộ và có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

Điều kiện 02: Người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ sau:

– Đăng ký xe;

– Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới quy định tại Điều 59 của Luật này;

– Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới quy định tại Điều 55 của Luật này;

– Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.

Như vậy, nếu tham gia giao thông mà không có Giấy phép lái xe phù hợp với loại phương tiện đang điều khiển là vi phạm luật giao thông. Vì người điều khiển phương tiện không đáp ứng các điều kiện để tham gia giao thông.

Mức phạt người không có Giấy phép lái xe máy tham gia giao thông

Căn cứ Điểm a Khoản 5 và điểm b Khoản 7 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP về xử phạt người điều khiển không có GPLX như sau:

“Điều 21. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới

5. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh dưới 175 cm3 và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa;

7. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên, xe mô tô ba bánh thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

b) Không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa;”

Theo quy định trên, khi điều khiển xe máy mà không có Giấy phép lái xe sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính, do bạn không nói rõ xe của bạn là dưới 175 cc hay là trên 175 cc nên chúng tôi chia thành 02 trường hợp sau:

  • Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh dưới 175 cm3
  • Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên

Xử phạt chủ xe giao xe cho người không có Giấy phép lái xe điều khiển

Điểm đ Khoản 5 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định:

“Điều 30. Xử phạt chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ

5. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.600.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

đ) Giao xe hoặc để cho người không đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 58 của Luật Giao thông đường bộ điều khiển xe tham gia giao thông (bao gồm cả trường hợp người điều khiển phương tiện có Giấy phép lái xe nhưng đã hết hạn sử dụng hoặc đang trong thời gian bị tước quyền sử dụng);”

Theo đó, khi chủ xe giao xe hoặc để cho người không có Giấy phép lái xe điều khiển xe tham gia giao thông thì sẽ bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 2.000.000 đồng. Như vậy, trường hợp này bạn là chủ xe cho em bạn mượn xe thì bị phạt 1.400.000 đồng là đúng quy định pháp luật.

Điều khiển xe máy mà không có GPLX thì có bị tạm giữ xe không

Bên cạnh đó, Điểm i Khoản 1 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định:

“Điều 82. Tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm

1. Để ngăn chặn ngay vi phạm hành chính, người có thẩm quyền được phép tạm giữ phương tiện trước khi ra quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 2, khoản 8 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính (được sửa đổi, bổ sung năm 2020) đối với những hành vi vi phạm được quy định tại các điều, khoản, điểm sau đây của Nghị định này:

a) Điểm c khoản 6; điểm a, điểm c khoản 8; khoản 10 Điều 5;

b) Điểm b, điểm c khoản 6; điểm c khoản 7; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm e, điểm g, điểm h, điểm i khoản 8; khoản 9 Điều 6;

c) Điểm c khoản 6; điểm b khoản 7; điểm a, điểm b khoản 8; khoản 9 Điều 7;

d) Điểm q khoản 1; điểm e khoản 3; điểm a, điểm c, điểm d, điểm đ (trong trường hợp người vi phạm là người dưới 16 tuổi và điều khiển phương tiện), điểm g (trong trường hợp người vi phạm là người dưới 16 tuổi và điều khiển phương tiện) khoản 4 Điều 8;

đ) Khoản 9 Điều 11;

e) Điểm a, điểm b khoản 4; khoản 5; điểm a, điểm b, điểm c khoản 6 Điều 16;

g) Điểm a, điểm b, điểm c khoản 2 Điều 17;

h) Điểm b, điểm đ khoản 1; điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e khoản 2 Điều 19;

i) Khoản 1; điểm a khoản 4; khoản 5; khoản 6; khoản 7; khoản 8; khoản 9 Điều 21;

k) Điểm đ, điểm g, điểm h, điểm k khoản 5; điểm b, điểm e, điểm h khoản 8; điểm c, điểm i khoản 9; điểm b khoản 10 Điều 30;

l) Điểm b khoản 5 Điều 33.”;

Theo đó, khi điều khiển xe máy mà không có bằng lái xe sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo Khoản 5 hoặc khoản 7 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP nên sẽ bị tạm giữ phương tiện từ 7 ngày – 10 ngày.

Chủ xe máy

Tổng đài tư vấn trực tuyến về Giao thông đường bộ: 19006172

Có thể ủy quyền cho người khác nộp phạt hộ không?

Căn cứ Điều 138 Bộ luật dân sự 2015 về đại diện theo ủy quyền

“1. Cá nhân, pháp nhân có thể uỷ quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.

2. Các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân có thể thỏa thuận cử cá nhân, pháp nhân khác đại diện theo ủy quyền xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung của các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân”.

Theo đó; cá nhân có thể ủy quyền cho người khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự. Theo đó, việc ủy quyền nộp phạt vi phạm về an toàn giao thông là một giao dịch dân sự bình thường; vì vậy, bạn hoàn toàn có thể ủy quyền cho người khác thực hiện thủ tục nộp phạt vi phạm an toàn giao thông. 

Khi thực hiện thủ tục nộp phạt vi phạm giao thông trong trường hợp ủy quyền, người được bạn cần chuẩn bị các giấy tờ sau đây: 

+ Giấy ủy quyền nộp phạt vi phạm giao thông có dấu xác nhận của chính quyền địa phương nơi bạn cư trú hoặc phải được công chứng theo quy định của pháp luật;

+ Biên bản xử phạt vi phạm giao thông;

+ Bản sao chứng thực Giấy CMND của bạn

+ Bản chính CMND của người được ủy quyền

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:

Mọi thắc mắc liên quan đến vấn đề giao thông đường bộ; xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.

luatannam