Trường hợp nào không được hưởng chế độ tai nạn lao động?
Xin chào tổng đài tư vấn! Xin hỏi có trường hợp nào mà người lao động bị tai nạn lao động và suy giảm sức khỏe 18% mà vẫn không được hưởng chế độ tai nạn lao động hay không? Mong các bạn sớm giải đáp!
- Mức nhận trợ cấp khi người lao động chết do tai nạn lao động
- Lập biên bản điều tra tai nạn lao động khi không có sơ đồ hiện trường
- Cách tính tiền trợ cấp một lần cho người bị tai nạn lao động
Tư vấn hợp đồng lao động:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Vấn đề của bạn chúng tôi xin tư vấn như sau:
Căn cứ Khoản 3 Điều 45 Luật an toàn vệ sinh lao động năm 2015 quy định như sau:
“Điều 45. Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động
3. Người lao động không được hưởng chế độ do Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chi trả nếu thuộc một trong các nguyên nhân quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này”.
Dẫn chiếu tới quy định tại Điều 40 Luật an toàn vệ sinh lao động năm 2015 như sau:
“Điều 40. Trường hợp người lao động không được hưởng chế độ từ người sử dụng lao động khi bị tai nạn lao động
1. Người lao động không được hưởng chế độ từ người sử dụng lao động quy định tại Điều 38 và Điều 39 của Luật này nếu bị tai nạn thuộc một trong các nguyên nhân sau:
a) Do mâu thuẫn của chính nạn nhân với người gây ra tai nạn mà không liên quan đến việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động;
b) Do người lao động cố ý tự hủy hoại sức khỏe của bản thân;
c) Do sử dụng ma túy, chất gây nghiện khác trái với quy định của pháp luật.
2. Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định chi tiết Điều này”.
Vấn đề này được hướng dẫn cụ thể tại Khoản 6 Điều 11 Thông tư 26/2017/TT-BGTVT như sau:
“Điều 11. Một số trường hợp người lao động không được hưởng chế độ tai nạn lao động và giải quyết chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với trường hợp cá biệt
6. Các trường hợp người lao động không được hưởng chế độ tai nạn lao động
a) Tai nạn do mâu thuẫn của chính nạn nhân với người gây ra tai nạn mà không liên quan đến việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động;
b) Tai nạn do người lao động cố ý tự hủy hoại sức khỏe của bản thân;
c) Tai nạn do say rượu, bia hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy theo Danh mục ban hành kèm theo Nghị định số 82/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ ban hành danh mục các chất ma túy và tiền chất và Nghị định số 126/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 12 năm 2015 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Danh mục các chất ma túy và tiền chất ban hành kèm theo Nghị định số 82/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ ban hành các danh mục chất ma túy và tiền chất hoặc chất gây nghiện khác trái với quy định của pháp luật”.
Tổng đài tư vấn Hợp đồng lao động trực tuyến 24/7: 19006172
Như vậy, các trường hợp người lao động không được hưởng chế độ tai nạn lao động bao gồm:
– Tai nạn do mâu thuẫn của chính nạn nhân với người gây ra tai nạn mà không liên quan đến việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động;
– Tai nạn do người lao động cố ý tự hủy hoại sức khỏe của bản thân;
– Tai nạn do say rượu, bia hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy (theo Danh mục ban hành kèm theo Nghị định 82/2013/NĐ-CP và Nghị định 126/2015/NĐ-CP).
Đối chiếu với trường hợp của bạn, nếu tai nạn lao động và suy giảm khả năng lao động 18% nhưng nếu bị tai nạn thuộc một trong các nguyên nhân nêu trên thì sẽ không được hưởng chế độ tai nạn lao động.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm các bài viết sau:
Bị tai nạn lao động trong giờ giải lao có được hưởng chế độ TNLĐ
Hồ sơ giám định sức khỏe để hưởng tai nạn lao động
Nếu còn vấn đề gì thắc mắc vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc khi mua lại công ty
- Đang thử việc thì có được hưởng lương ngày nghỉ Lễ Tết?
- Thời gian đi du học nước ngoài có phải đóng đoàn phí không?
- Tính số ngày nghỉ phép năm khi NLĐ làm việc chưa đủ tháng
- Có bắt buộc phải ký hợp đồng thử việc trước khi ký hợp đồng lao động?