Chở hàng vượt quá chiều cao cho phép xử lý thế nào?
Xe của tôi là xe tải và 1 xe tải của công ty khác có cùng khối lượng chuyên chở, lưu thông cùng chiều đều chở hàng hóa quá chiều cao cho phép với xe tải nên bị CSGT thổi vào làm việc. Nhưng tôi không hiểu tại sao CSGT bảo tôi bị phạt 5 triệu đồng trong khi người kia chỉ bị có 2,5 triệu thôi? Mong được giải đáp! Tôi cảm ơn!
- Xử phạt khi chở hàng vượt quá chiều cao cho phép
- Xử phạt đối với lỗi chở hàng vượt quá chiều cao cho phép của xe
- Chở hàng vượt quá giới hạn chiều dài xếp hàng hóa của xe
Tư vấn giao thông đường bộ:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Đối với vấn đề của bạn; chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
Thứ nhất, mức phạt người điều khiển ô tô tải chở hàng vượt quá chiều cao
Căn cứ Điểm b Khoản 4; Điểm a Khoản 9 Điều 24 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định :
“Điều 24. Xử phạt người điều khiển xe ô tô tải, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô vận chuyển hàng hóa vi phạm quy định về vận tải đường bộ
4. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
b) Chở hàng vượt quá chiều cao xếp hàng cho phép đối với xe ô tô tải (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc).
9. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại Điểm b, Điểm c Khoản 2; Điểm b Khoản 4; Khoản 5; Khoản 6 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;
Như vậy: Đối với hành vi chở hàng vượt quá chiều cao xếp hàng cho phép thì người điều khiển phương tiện sẽ bị:
– Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
– Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.
– Bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả, buộc phải hạ phần hàng quá tải, dỡ phần hàng vượt quá kích thước quy định theo hướng dẫn của lực lượng chức năng tại nơi phát hiện vi phạm.
Thứ hai, mức phạt đối với người điều khiển đồng thời là chủ phương tiện chở hàng vượt quá chiều cao cho phép
Căn cứ Điểm c Khoản 8 và Điểm d Khoản 15, điểm e Khoản 16 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 30. Xử phạt chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ
8. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
c) Giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 4 Điều 24 Nghị định này hoặc trực tiếp điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 4 Điều 24 Nghị định này,
“15. Ngoài việc bị phạt tiền, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
d) Thực hiện hành vi quy định tại điểm g, điểm h, điểm i, điểm k khoản 5; điểm g, điểm i khoản 7; điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm i khoản 8; điểm c, điểm d, điểm h, điểm i khoản 9; khoản 10; điểm c khoản 12; điểm đ khoản 13 Điều này trong trường hợp chủ phương tiện là người trực tiếp điều khiển phương tiện còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển xe cơ giới), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 01 tháng đến 03 tháng;
“16. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
e) Thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm g, điểm h, điểm i khoản 7; điểm c khoản 8; điểm d, điểm đ khoản 9; điểm a khoản 10; khoản 11; khoản 12; khoản 13; khoản 14 Điều này nếu gây hư hại cầu, đường phải khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra;”
Như vậy:
Đối với hành vi chở hàng vượt quá chiều cao cho phép của người điều khiển đồng thời là chủ phương tiện sẽ bị:
– Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với cá nhân; từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với tổ chức.
– Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;
Tổng đài tư vấn trực tuyến về Giao thông đường bộ: 19006172
Kết luận
Trong trường hợp này, vì bạn là chủ phương tiện nên bạn sẽ bị áp dụng mức xử phạt quy định tại Khoản 8 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP. Mức phạt của bạn là từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng, trường hợp không có tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ thì bạn sẽ bị áp dụng mức trung bình của khung hình phạt là 5.000.000.
Còn đối với người điều khiển xe tải kia thì nếu người đó cũng là chủ phương tiện thì sẽ bị áp dụng mức phạt tương tự như bạn. Còn nếu người đó chỉ là người điều khiển phương tiện thì mức phạt của người đó sẽ bị áp dụng theo điểm b khoản 4 Điều 24 Nghị định 100/2019/NĐ-CP đó là từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng, trường hợp không có tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ thì sẽ bị áp dụng mức trung bình của khung hình phạt là 2.500.000 đồng.
Ngoài ra bạn có thể tham khảo bài viết:
Độ tuổi cấp các loại giấy phép lái xe đối với nữ theo quy định
Điều kiện và thủ tục để thi lấy giấy phép lái xe hạng D
Trên đây là toàn bộ câu trả lời của chúng tôi đối với câu hỏi của bạn. Mọi thắc mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến Luật giao thông đường bộ 24/7: 1900 6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
- Xử phạt xe khách giường nằm không có lệnh vận chuyển
- Vi phạm nhiều lỗi cùng lúc khi lái xe máy thì sẽ bị xử phạt thế nào?
- 14 tuổi điều khiển xe máy vi phạm quy định khi tham gia giao thông
- Yêu cầu tập huấn nghiệp vụ du lịch đối với người lái xe du lịch
- Xử phạt lỗi trả khách tại nơi có biển cấm đỗ của xe khách như thế nào?