Khai báo sai thông tin để nhận lỗi thay có người khác nay muốn khai lại
Tôi muốn hỏi công ty luật An Nam trường hợp này. Tôi có vài người bạn cách đây 1 tuần họ đi chơi với nhau chẳng may bị tai nạn giao thông với một xe khác đang đỗ trong đường cấm đỗ. Sau đó 1 người trên xe bị thương ở trán nên người lái xe đã đưa người bị thương vào bệnh viện 1 người đi cùng thì ở lại để giải quyết. Tai nạn không thiệt hai gì về người và hậu quả xe bị đâm bị thiệt hại khoảng 10-15 triệu.
Khi đó người bạn này tưởng sự việc sẽ được bảo hiểm đền bù thiệt hại nên nhận trách nhiệm mình là người cầm lái gây tai nạn do lúc đó cũng hơi say say nên hơi bốc đồng muốn sĩ diện với bạn bè.
Sau đó bên bảo hiểm nói không đền bù vì khi lập biên bản người bạn này có nồng độ cồn trong người, sự việc như vậy nên người bạn này muốn khai báo lại đúng sự thật. Câu hỏi là người nhận lỗi hộ và người gây tai nạn thật cần làm những thủ tục nào để trình báo khi đã khai báo sai sự thật và họ có bị truy cứu trách nhiệm gì không.
- Có xử phạt lỗi cung cấp thông tin cá nhân sai cho cảnh sát giao thông không?
- Gây tai nạn giao thông trong trường hợp nạn nhân có lỗi thì có bị tội gì không
- Bồi thường thiệt hại do phương tiện giao thông cơ giới đường bộ gây ra
Tư vấn giao thông đường bộ:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn. Về vấn đề: Khai báo sai thông tin để nhận lỗi thay có người khác nay muốn khai lại, chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
Thứ nhất về vấn đề khai báo lại:
Hiện nay pháp luật nước ta chưa có quy định chung nào về việc người vi phạm khi khai báo khai cần phải thực hiện thủ tục gì để có thể khai báo lại. Tuy nhiên thực tế nếu như người đã khai báo muốn thay đổi thời khai của mình thì có thể đến cơ quan công an để thực hiện việc khai lại lời khai của mình.
Do đó trong trường hợp này hai bạn cần tới cơ quan công an trước đây đã lấy lời khai của mình để thực hiện việc khai báo lại thông tin liên quan tới vụ tai nạn giao thông để cơ quan có thẩm quyền có thể giải quyết đúng theo những gì sảy ra trong vụ việc.
Thứ hai về vấn đề bồi thường thiệt hại:
Căn cứ quy định tại Điều 601 Bộ luật dân sự năm 2015 về việc bồi thường thiệt hai khi xe máy gây ra. Theo đó khi các bạn điều khiển xe máy gây tai nạn giao thông dẫn tới thiệt hại về tài sản cho người khác thì chủ phương tiện hoặc người trực tiếp điều khiển phương tiện khi được giao xe sẽ phải bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại trong trường hợp này.
Thứ ba về vấn đề truy cứu trách nhiệm khi khai báo sai sự thật:
Căn cứ quy định tại Điều 382 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 theo đó:
“Điều 382. Tội cung cấp tài liệu sai sự thật hoặc khai báo gian dối
1. Người làm chứng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật, người bào chữa nào mà kết luận, dịch, khai gian dối hoặc cung cấp những tài liệu mà mình biết rõ là sai sự thật, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.”
Theo như quy định nêu trên thì trong trường hợp này người khai báo sai trong vụ tai nạn giao thông này có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định.
Tổng đài tư vấn trực tuyến về Giao thông đường bộ: 19006172
Tóm lại trong trường hợp này:
– Người gây tai nạn và người nhận lỗi thay sẽ phải đến cơ quan công an để thực hiện việc khai báo lại
– Người điều khiểm phương tiện trong trường hợp này sẽ có trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi sảy ra tại nạn
– Người khai báo sai sự thật có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm theo quy định của bộ luật hình sự
– Người gây tai nạn có thể sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định hiện hành.
Trên đây là toàn bộ phần tư vấn của chúng tôi về vấn đề: Khai báo sai thông tin để nhận lỗi thay có người khác nay muốn khai lại.
Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết sau:
Điều khiển xe gây tai nạn chết người có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Sử dụng rượu bia gây tai nạn giao thông thì xử phạt và chịu trách nhiệm ra sao?
Trong quá trình còn vấn đề gì thắc mắc liên quan tới: Khai báo sai thông tin để nhận lỗi thay có người khác nay muốn khai lại, bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.