Mức phạt đối hành vi dừng xe ô tô ở nơi có biển cấm dừng xe và đỗ xe
Tôi muốn hỏi trường hợp người điều khiển xe ô tô mà dừng xe ô tô ở nơi có biển cấm dừng xe và đỗ xe thì bị phạt thế nào ạ? Lỗi này có bị tước bằng lái không? Tôi mượn xe của bạn mà lại không có bằng lái vì bằng lái của tôi bị mất và đang trong thời gian chờ cấp lại. Vậy lỗi này sẽ bị phạt thế nào ạ?
- Tổng hợp các lỗi dừng xe máy theo quy định mới nhất
- Dừng xe tắt máy và rời vị trí lái có bị xử phạt không?
- Mức phạt khi đón khách ở nơi có biển cấm dừng xe, đỗ xe
Tư vấn luật giao thông:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi. Với câu hỏi dừng xe ô tô ở nơi có biển cấm dừng xe và đỗ xe bị phạt như thế nào Tổng đài tư vấn xin trả lời cho bạn như sau:
Thứ nhất, lỗi dừng xe ở nơi có biển cấm dừng xe và đỗ xe;
Căn cứ theo quy định tại Điểm h Khoản 2 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP mức phạt khi dừng xe ô tô ở nơi có biển cấm dừng như sau:
“Điều 5. Xử phạt người điều khiển, người được chở trên xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
2. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
h) Dừng xe không sát theo lề đường, hè phố phía bên phải theo chiều đi hoặc bánh xe gần nhất cách lề đường, hè phố quá 0,25 m; dừng xe trên đường xe điện, đường dành riêng cho xe buýt; dừng xe trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế, chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước; rời vị trí lái, tắt máy khi dừng xe; dừng xe, đỗ xe không đúng vị trí quy định ở những đoạn có bố trí nơi dừng xe, đỗ xe;
dừng xe, đỗ xe trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường; dừng xe nơi có biển “Cấm dừng xe và đỗ xe”, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm i khoản 4, điểm b khoản 6 Điều này;”.
Theo đó, với hành vi dừng xe ô tô tại nơi có biển cấm dừng xe sẽ bị áp dụng mức phạt như sau:
– Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng nếu không phải trên đường cao tốc.
Thứ hai; điều khiển xe ô tô khi đang trong thời gian chờ cấp lại bằng do bị mất;
Căn cứ tại Điều 58 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định:
“Điều 58: Điều kiện của người lái xe tham gia giao thông
2. Người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ sau:
a) Đăng ký xe;
b) Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới quy định tại Điều 59 của Luật này;
c) Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới quy định tại Điều 55 của Luật này;
d) Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.”
Theo quy định trên, khi điều khiển phương tiện phải đem theo đăng ký xe; bảo hiểm trách nhiệm dân sư; Đăng kiểm và Giấy phép lái xe. Vậy trong trường hợp này, bạn đang chờ cấp lại giấy phép lái xe do bị mất nên công an sẽ lập biên bản với lỗi bạn không có bằng lái xe. Vì Giấy hẹn cấp lại bằng lái xe không thay thế được Giấy phép lái xe.
Do đó, nếu không có giấy phép lái xe xuất trình vào thời điểm bị kiểm tra là đã vi phạm và bị xử phạt hành chính với hành vi không có giấy phép lái xe. Trường hợp đến đúng ngày hẹn giải quyết bạn xuất trình được giấy phép lái xe thì sẽ được ra quyết định xử phạt với lỗi không mang theo giấy phép lái xe.
Căn cứ tại điểm a Khoản 3 và điểm b Khoản 9 Điều 21 Nghị định 100/2021/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 21. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới
3. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô không mang theo Giấy phép lái xe, trừ hành vi vi phạm quy định tại Điểm c Khoản 7 Điều này;
9. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm một trong các hành vi sau đây:
b) Không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc sử dụng Giấy phép lái xe bị tẩy xóa.”
Như vậy, đối với lỗi không có Giấy phép lái xe bạn sẽ bị xử phạt là 10.000.000 đồng – 12.000.000 đồng, còn khi không mang Giấy phép lái xe sẽ bị phạt là 200.000 đồng – 400.000 đồng.
Thứ hai, xử phạt chủ phương tiện giao xe cho người không đủ điều kiện lái xe;
Vậy nếu bạn bị xử phạt với lỗi không có bằng lái xe ô tô khi điều khiển thì chủ phương tiện là bạn của bạn sẽ bị xử phạt lỗi giao xe cho người không đủ điều kiện khi tham gia giao thông tại điểm h Khoản 9 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP cụ thể:
Điều 30. Xử phạt chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ
8. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
h) Giao xe hoặc để cho người không đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 58 (đối với xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô), khoản 1 Điều 62 (đối với xe máy chuyên dùng) của Luật Giao thông đường bộ điều khiển xe tham gia giao thông (bao gồm cả trường hợp người điều khiển phương tiện có Giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ nhưng đã hết hạn sử dụng hoặc đang trong thời gian bị tước quyền sử dụng);”
Tổng đài tư vấn trực tuyến về Giao thông đường bộ: 19006172
Trên đây là phần tư vấn của chúng tôi về vấn đề dừng xe ô tô ở nơi có biển cấm dừng xe và đỗ xe của bạn. Ngoài ra; bạn có thể tham khảo thêm bài viết:
- Mức phạt đỗ xe ô tô tại nơi cấm dừng, đỗ và không mang đăng ký xe
- Lỗi đi sai làn đường của xe ô tô mới nhất
Mọi thắc mắc liên quan đến vấn đề Mức phạt đối hành vi dừng xe ô tô ở nơi có biển cấm dừng xe và đỗ xe xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172để được trực tiếp tư vấn; giải đáp.
- Quy định xe chở hàng của gia đình không phải dán phù hiệu
- Xử phạt người điều khiển xe ô tô gây tai nạn giao thông
- Thủ tục khiếu nại quyết định xử phạt vi phạm giao thông như thế nào?
- Sơn lại màu xe máy có phải làm thủ tục đổi giấy đăng ký xe?
- Thủ tục cấp lại biển số xe máy bị mất theo quy định mới nhất