Nội dung câu hỏi:
Xử phạt lỗi điều khiển xe tải đi vào đường cấm giờ và không sang tên xe. Tôi có mua lại một chiếc xe tải có hợp đồng mua bán công chứng nhưng sang tên. Vừa rồi tôi có đi chở hàng và vào tuyến đường cấm giờ từ 6h30 – 9h30. Tôi chỉ đi vào đường đấy trước khi hết giờ cấm có 10 phút, tức 9h20 tôi đi vào thì tôi có bị phạt không ạ? Ngoài ra tôi bị phạt thêm lỗi đăng ký muộn không ạ?
- Quy định về khung giờ cấm xe ô tô tải có trọng tải 3,5 tấn của TP.Hà Nội
- Quy định mới của Thành phố Hồ Chí Minh về khung giờ cấm tải
- Quy định mức phạt đối với người điều khiển xe đi vào đường cấm
- Mức phạt khi xe ô tô khách đi vào đường cấm
Về xử phạt lỗi điều khiển xe tải đi vào đường cấm giờ và không sang tên xe; Tổng đài tư vấn xin tư vấn cho bạn như sau:
Quy định về biển báo cấm giờ đối với xe tải:
Theo Điều 27 quy chuẩn kỹ thuaật Quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT về báo hiệu đường bộ ban hành kèm theo Thông tư 54/2019/TT-BGTVT quy định về Biển báo cấm theo thời gian thì Khi cần thiết cấm theo thời gian phải đặt biển phụ số S.508 dưới biển cấm, có thể viết thêm chú thích bằng tiếng Việt và phụ đề tiếng Anh trong biển này (nếu khu vực đó có nhiều người nước ngoài tham gia giao thông hoặc tuyến đường đối ngoại).
Ý nghĩa Biển báo P.106 (a,b) “Cấm xe ô tô tải”
– Để báo đường cấm các loại xe ô tô tải trừ các xe được ưu tiên theo quy định, đặt biển số P.106a “Cấm xe ô tô tải”. Biển có hiệu lực cấm đối với cả máy kéo và các xe máy chuyên dùng đi vào đoạn đường đặt biển số P.106a.
– Để báo đường cấm các loại xe ô tô tải có khối lượng chuyên chở (theo Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ) lớn hơn một giá trị nhất định, đặt biển số P.106b. Biển có hiệu lực cấm các xe ô tô tải có khối lượng chuyên chở (xác định theo Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ) lớn hơn giá trị chữ số ghi trong biển (chữ số tấn ghi bằng màu trắng trên hình vẽ xe). Biển có hiệu lực cấm đối với cả máy kéo và các xe máy chuyên dùng đi vào đoạn đường đặt biển.
Như vậy, nếu điều khiển xe vào đoạn đường có biển cấm xe ô tô tải và có biển phụ quy định về thời gian cấm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính.
Xử phạt lỗi điều khiển xe tải đi vào đường cấm giờ
+) Mức phạt:
Căn cứ theo quy định tại Điểm b Khoản 4 và Điểm b Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP:
“Điều 5. Xử phạt người điều khiển, người được chở trên xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
4. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
b) Đi vào khu vực cấm, đường có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 5, điểm a khoản 8 Điều này và các trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định;
Như vậy, khi điều khiển xe ô tô tải đi vào khu vực cấm, đường có biển báo hiệu nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính là 2.000.000 đồng – 3.000.000 đồng. Mức xử phạt trung bình là 2.500.000 đồng.
+) Hình thức phạt bổ sung:
Căn cứ tại điểm b Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về hình thức phạt bổ sung như sau:
11. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm đ khoản 2; điểm h, điểm i khoản 3; khoản 4; điểm a, điểm b, điểm d, điểm đ, điểm g, điểm h, điểm i khoản 5 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;”
Như vậy, nếu bạn điều khiển xe ô tô đi vào đường trong khung giờ cấm xe ô tô thì bạn sẽ bị phạt từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng theo điểm b Khoản 4 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP và bị tước giấy phép lái xe từ 01 đến 03 tháng.
Xử phạt lỗi không làm thủ tục sang tên xe
Căn cứ Điểm l Khoản 7 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 30. Xử phạt chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ
7. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
l) Không làm thủ tục đăng ký sang tên xe (để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình) theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng, các loại xe tương tự xe ô tô;”.
Như vậy, khi bạn mua lại xe mà không làm thủ tục sang tên xe sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng.
Tuy nhiên, việc xác minh để phát hiện hành vi vi phạm về không làm thủ tục đăng ký sang tên xe nêu trên chỉ được thực hiện thông qua công tác điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông gây hậu quả từ mức nghiêm trọng trở lên; qua công tác đăng ký xe (theo Khoản 10 Điều 80 Nghị định 100/2019/NĐ-CP). Do đó, trường hợp bạn chỉ vi phạm lỗi điều khiển xe tải đi vào đường cấm giờ mà không gây tai bạn giao thông thì bạn không bị xử phạt lỗi không làm thủ tục sang tên xe.
Tổng đài tư vấn trực tuyến về Giao thông đường bộ: 19006172
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo bài viết:
- Quy định mức phạt đối với người điều khiển xe đi vào đường cấm
- Xe tải 5 tấn vào chợ đầu mối Bình Điền-TP. HCM có bị cấm giờ không?
Nếu còn vướng mắc xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
- Cảnh sát trật tự được xử phạt lỗi đỗ xe trên đường quốc lộ không?
- Tất cả các loại phí phải đóng khi mua xe ô tô mới năm 2024
- Quy định về thủ tục cấp Giấy phép lưu hành cho xe quá tải trọng
- Thủ tục và lệ phí cấp lại đăng ký xe máy ở Nam Định theo quy định
- Quy định về mức xử phạt đối với lỗi điều khiển xe vượt đèn đỏ