NLĐ bị tạm giam, tạm giữ công ty có phải ứng tiền lương?
Xin Chào tổng đài tư vấn luật lao động!
Công ty của tôi vừa có một trường hợp người lao động bị công an tạm giam, tạm giữ. Trường hợp này công ty của tôi có phải tạm ứng tiền lương cho người lao động bị tạm giam, tạm giữ đó hay không?
- NLĐ có được tạm ứng tiền lương ngày nghỉ hằng năm không?
- Có được tạm ứng tiền lương khi bị đình chỉ công việc
- Có được kỷ luật sa thải khi người lao động bị tạm giam không?
Tư vấn hợp đồng lao động:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới công ty Tổng đài tư vấn. Với câu hỏi của bạn về NLĐ bị tạm giam, tạm giữ công ty có phải ứng tiền lương? chúng tôi xin trả lời cho bạn như sau:
Căn cứ pháp luật: Điều 101 Bộ luật lao động 2019 quy định như sau:
“Điều 101. Tạm ứng tiền lương
1. Người lao động được tạm ứng tiền lương theo điều kiện do hai bên thỏa thuận và không bị tính lãi.
2. Người sử dụng lao động phải cho người lao động tạm ứng tiền lương tương ứng với số ngày người lao động tạm thời nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân từ 01 tuần trở lên nhưng tối đa không quá 01 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và người lao động phải hoàn trả số tiền đã tạm ứng.
Người lao động nhập ngũ theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự thì không được tạm ứng tiền lương.
3. Khi nghỉ hằng năm, người lao động được tạm ứng một khoản tiền ít nhất bằng tiền lương của những ngày nghỉ.”
Theo quy định nêu trên, trong các trường hợp được Bộ luật lao động 2019 bắt buộc người sử dụng lao động phải tạm ứng tiền lương cho người lao động không có trường hợp người lao động bị tạm giam, tạm giữ.
Mặt khác, Điều 128 Bộ luật lao động 2019 có quy định:
“Điều 128. Tạm đình chỉ công việc
1. Người sử dụng lao động có quyền tạm đình chỉ công việc của người lao động khi vụ việc vi phạm có những tình tiết phức tạp nếu xét thấy để người lao động tiếp tục làm việc sẽ gây khó khăn cho việc xác minh. Việc tạm đình chỉ công việc của người lao động chỉ được thực hiện sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động đang bị xem xét tạm đình chỉ công việc là thành viên.
2. Thời hạn tạm đình chỉ công việc không được quá 15 ngày, trường hợp đặc biệt không được quá 90 ngày. Trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc, người lao động được tạm ứng 50% tiền lương trước khi bị đình chỉ công việc.
Hết thời hạn tạm đình chỉ công việc, người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc.
3. Trường hợp người lao động bị xử lý kỷ luật lao động, người lao động cũng không phải trả lại số tiền lương đã tạm ứng.
4. Trường hợp người lao động không bị xử lý kỷ luật lao động thì được người sử dụng lao động trả đủ tiền lương cho thời gian bị tạm đình chỉ công việc.”
Theo quy định này, trường hợp người lao động bị tạm đình chỉ công việc thì mới được người sử dụng lao động tạm ứng 50% tiền lương trong thời gian bị tạm đình chỉ.
Như vậy, theo quy định của Bộ luật lao động 2019, trong thời gian người lao động bị tạm giam, tạm giữ người sử dụng lao động không có nghĩa vụ tạm ứng tiền lương cho người lao động. Trừ trường hợp người sử dụng lao động và người lao động có thỏa thuận về các trường hợp được tạm ứng tiền lương khác.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết sau:
- Người lao động bị tạm giữ có phải đóng bảo hiểm y tế?
- Mức đóng BHYT cho NLĐ đang bị tạm giam là bao nhiêu?
- Tiếp tục sử dụng người lao động bị khởi tố nhưng không bị tạm giam
Trong quá trình giải quyết nếu còn thắc mắc, bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Bằng lái xe hạng D có lái được xe 29 chỗ hoán cải không?
- Quy định về cơ quan thực hiện việc kiểm định đối với xe quân sự
- Bị lập biên bản lỗi không có Giấy đăng ký xe nhưng sau đó xuất trình được
- Quy định pháp luật về thủ tục sang tên xe công ty cùng tỉnh
- Xe tải có giấy phép ưu tiên được hưởng quyền gì?