Nắn trật khớp khuỷu chân thì có được bảo hiểm y tế chi trả hay không?
Tôi đi khám chữa bệnh ở bệnh viện ghi trên thẻ BH của tôi, nhưng tôi lại quên không mang thẻ thì họ có cho tôi hưởng BHYT hay không? Tôi phải làm thế nào để đảm bảo quyền lợi của mình? Tôi bị trật khớp khuỷu chân, tôi đến bệnh viện để nắn lại thôi thì có được BHYT chi trả hay không?
- Thủ tục khám chữa bệnh trong thời gian chờ cấp lại thẻ BHYT
- Mức hưởng BHYT khi sử dụng dịch vụ kỹ thuật cao chi phí lớn
Dịch vụ tư vấn bảo hiểm y tế qua tổng đài 19006172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Thứ nhất, quên mang thẻ BHYT khi đi KCB thì có được hưởng quyền lợi bảo hiểm?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 điều 31 Luật Bảo hiêm y tế sửa đổi 2014 như sau:
“Điều 31. Thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế
2.Tổ chức bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế trực tiếp cho người có thẻ bảo hiểm y tế đi khám bệnh, chữa bệnh trong các trường hợp sau đây:
b) Khám bệnh, chữa bệnh không đúng quy định tại Điều 28 của Luật này;”
Dẫn chiếu theo đó, điều 28 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 quy định:
“1. Người tham gia bảo hiểm y tế khi đến khám bệnh, chữa bệnh phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế có ảnh; trường hợp thẻ bảo hiểm y tế chưa có ảnh thì phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế cùng với giấy tờ chứng minh về nhân thân của người đó; đối với trẻ em dưới 6 tuổi chỉ phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế.”
Như vậy, khi đi khám chữa bệnh bạn phải đem theo thẻ BHYT, nếu bạn quên không mang thì bạn sẽ tự chi trả chi phí khám chữa bệnh và sau đó tổ chức BHYT sẽ thanh toán lại chi phí đó cho bạn.
Thứ hai, đề nghị thanh toán lại chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế phải làm thế nào?
Căn cứ theo quy định tại điều 28 Nghị định 146/2018/NĐ-CP về hồ sơ đề nghị thanh toán trực tiếp như sau:
“Điều 28. Hồ sơ đề nghị thanh toán trực tiếp
1. Các giấy tờ là bản chụp (kèm theo bản gốc để đối chiếu) gồm:
a) Thẻ bảo hiểm y tế, giấy chứng minh nhân thân theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định này.
b) Giấy ra viện, phiếu khám bệnh hoặc sổ khám bệnh của lần khám bệnh, chữa bệnh đề nghị thanh toán.
2. Hóa đơn và các chứng từ có liên quan.”
Như vậy, bạn cần chuẩn bị các giấy tờ nêu trên trong hồ sơ đề nghị thanh toán lại. Bạn có thể trực tiếp đi hoặc nhờ người thân đi nộp hồ sơ tại cơ quan bảo hiểm xã hội cấp quận huyện nơi cư trú. Trong vòng 40 ngày làm việc hồ sơ của bạn sẽ được giải quyết.
Thứ ba, nắn trật khớp khuỷu chân thì có được bảo hiểm y tế chi trả hay không?
Căn cứ theo bảng giá dịch vụ được quy định tại phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 13/2019/TT-BYT như sau:
Nắn trật khớp khuỷu chân hoặc khớp cổ chân hoặc khớp gối (bột liền) | 259,000 |
Nắn trật khớp khuỷu chân hoặc khớp cổ chân hoặc khớp gối (bột tự cán) | 159,000 |
Theo đó, nắn trật khớp khuỷu chân thuộc danh mục dịch vụ bảo hiểm y tế chi trả. Do đó, khi bạn đến bệnh viện để nắn trật khớp khuỷu chân, căn cứ vào mức hưởng của thẻ BHYT, tổ chức BHYT sẽ chi trả cho bạn mức tiền tương ứng.
Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn Bảo hiểm y tế trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn và giải đáp trực tiếp.
->Hiện nay mức thanh toán lại bảo hiểm y tế là bao nhiêu?
- Lao động nữ nghỉ thai sản có được cộng thêm ngày nghỉ tết?
- Nhận BHXH một lần có phải chốt được toàn bộ quá trình đóng không
- Tư vấn mức hưởng chế độ hưu trí từ 1-1-2023
- Đăng ký nơi khám chữa bệnh ban đầu ở bệnh viện tuyến tỉnh khác thành phố
- Khi tính hưởng lương hưu mà bị lẻ tháng tuổi, lẻ số năm đóng BHXH