Nhận BHXH 1 lần sau này đi làm lại có được nhận tiền 1 lần tiếp không
Tổng đài cho e hỏi tý ạ. Em tham gia BHXH năm 2012 là 3 tháng với mức đóng là 1.826.000. Năm 2013 em đóng là 2.047.000; năm 2014 là 2.496.000. 8 tháng năm 2016 em đóng là 3.135.680 và 4 tháng tiếp là 3.485.680. Năm 2017 em đóng là 3.725.360. Năm 2018 em đóng 6 tháng là 3.953.840 va 2 là 4.171.300. Nếu em thanh toán BHXH trong năm 2020 thì em có được nhân tiền trượt giá không và sẽ được nhận bao nhiêu tiền BHXH một lần? Nhận xong tiền 1 lần này rồi mà sau này lại đi làm tiếp thì em có được nhận tiền 1 lần tiếp không ạ?
- Thời gian giải quyết BHXH một lần cho người lao động
- Tiền trượt giá khi nhận BHXH một lần được hiểu như thế nào?
Luật sư tư vấn Bảo hiểm xã hội một lần trực tuyến 1900 6172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Thứ nhất, thanh toán BHXH trong năm 2020 thì có được nhân tiền trượt giá không
Khoản 5 Điều 19 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
“Điều 19. Bảo hiểm xã hội một lần
Thời điểm tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần là thời điểm ghi trong quyết định của cơ quan bảo hiểm xã hội. Việc điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội để tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần căn cứ vào thời điểm ghi trong quyết định của cơ quan bảo hiểm xã hội”.
Theo đó, việc điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội để tính hưởng BHXH một lần căn cứ vào thời điểm ghi trong quyết định của cơ quan bảo hiểm xã hội. Trường hợp bạn nộp hồ sơ và có quyết định hưởng BHXH một lần vào năm 2020 thì bạn sẽ được tính theo hệ số trượt giá của năm 2020.
Thứ hai, số tiền BHXH một lần được nhận
Căn cứ theo Khoản 2 Điều 60 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 như sau:
“2. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:
b) 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;”
Đồng thời, tại khoản 4 Điều 19 Thông tư 59/2015/ TT – BLDTBXH quy định như sau:
“4. Khi tính mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần trong trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì từ 01 tháng đến 06 tháng được tính là nửa năm, từ 07 tháng đến 11 tháng được tính là một năm.”
Như vậy, theo quy định trên, bảo hiểm xã hội một lần được tính bằng: số tháng được hưởng bảo hiểm xã hội (×) mức bình quân tiền lương. Cụ thể:
+) Xác định số tháng làm căn cứ hưởng bảo hiểm xã hội:
– Trước năm 2014, số tháng bạn đóng BHXH là 15 tháng, tương đương với 1 năm 3 tháng đóng BHXH. Nên cứ mỗi năm bạn sẽ được hưởng 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014. Bạn đóng BHXH được 1 năm thì sẽ được hưởng 1,5 tháng, 3 tháng còn lại sẽ được chuyển sang năm 2014. Cho nên bạn sẽ được hưởng 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014.
– Sau năm 2014, bạn được chuyển 3 tháng lẻ sang năm 2014 nên số tháng bạn đóng BHXH là 47 tháng, tương đương 3 năm 11 tháng đóng BHXH. Nên cứ mỗi năm bạn sẽ được hưởng 2 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng sau năm 2014. Bạn đóng 3 năm thì sẽ được hưởng 6 tháng, 11 tháng còn lại sẽ được làm tròn thành 1 năm. Cho nên bạn sẽ được hưởng 8 tháng BHXH.
Do đó, tổng thời gian hưởng BHXH 1 lần của bạn là 9,5 tháng
+) Xác định mức bình quân tiền lương
Căn cứ theo quy định tại Điều 63 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:
“Điều 63. Điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội
2. Tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội để làm căn cứ tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động quy định tại khoản 2 Điều 89 của Luật này được điều chỉnh trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng của từng thời kỳ theo quy định của Chính phủ.”
Theo đó, tại Khoản 2 Điều 62 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:
“Điều 62. Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần
2. Người lao động có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian.”
Như vậy, để tính ra mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH, bạn cần tính trung bình cộng tiền lương tất cả các tháng đóng bảo hiểm từ năm 2012 đến năm 2018.
Lưu ý: tiền lương các tháng trước khi tính bình quân cần phải được điều chỉnh theo hệ số trượt giá theo công thức sau: Tiền lương tháng sau khi điều chỉnh = Tiền lương tháng trước khi điều chỉnh x Hệ số trượt giá
Căn cứ theo hệ số trượt giá được quy định tại Điều 2 Thông tư 35/2019/TT-BLĐTBXH, mức bình quân tiền lương của bạn sau khi đã nhân hệ số trượt giá cụ thể là:
(1.826.000 x 1,26 x 3 + 2.047.000 x 1,18 x 12 + 2.496.000 x 1,14 x 12 + 3.135.680 x 1,10 x 8 + 3.485.680 x 1,10 x 4 + 3.725.360 x 1,06 x 12 + 3.953.840 x 1,03 x 6 + 4.171.300 x 1,03 x 2) /47 = 4.114.430
Do đó, số tiền BHXH 1 lần bạn được nhận là 4.114.430 x 9,5 = 39.087.091 đồng
Thứ ba, nhận BHXH 1 lần sau này đi làm lại có được nhận tiền 1 lần tiếp không
Căn cứ theo quy định tại điểm 2.1 Khoản 2 Điều 46 Quyết định 595/QĐ- BHXH quy định như sau:
“Điều 46. Cấp và quản lý sổ BHXH
2. Cấp lại sổ BHXH
2.1. Cấp lại sổ BHXH (bìa và tờ rời) các trường hợp: mất, hỏng; gộp; thay đổi số sổ; họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; người đã hưởng BHXH một lần còn thời gian đóng BHTN chưa hưởng.”
Như vậy, trường hợp bạn sau khi nhận bảo hiểm xã hội một lần rồi và quay lại tiếp tục làm việc và thuộc trường hợp tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sẽ được coi là đóng bảo hiểm xã hội lại từ đầu. Do mỗi người lao động sẽ chỉ có một số sổ BHXH nên sau khi bạn hưởng bảo hiểm xã hội một lần bạn sẽ tiếp tục đóng bảo hiểm hiểm xã hội vào sổ này và nếu bạn vẫn đáp ứng các điều kiện hưởng BHXH một lần thì bạn vẫn sẽ tiếp tục được giải quyết.
Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài hỗ trợ tư vấn bảo hiểm xã hội một lần trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
–> Cách áp dụng hệ số trượt giá khi nhận tiền BHXH một lần
- Mức hưởng chế độ thai sản đối với lao động đóng BHXH từ tháng 3/2014
- Người đóng 38 năm BHXH qua đời thì thân nhân được chế độ gì?
- KCB trái tuyến hưởng quyền lợi 5 năm liên tục được hay không?
- Đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ thai sản có phải đóng bảo hiểm xã hội?
- Mức hưởng thai sản của nữ khi bị cho thôi việc quy định thế nào?