Điều khiển xe không chính chủ thì có bị phạt hay không?
Nếu bị lỗi điều khiển xe không chính chủ thì bị phạt có nặng không? Mượn xe của người khác thì có bị phạt lỗi này không?
- Mượn xe khi tham gia giao thông có bị xử phạt lỗi xe không chính chủ hay không
- Con điều khiển xe của mẹ thì có bị xử phạt với lỗi không chính chủ
- Khi nào đi xe không chính chủ sẽ bị xử phạt?
- Điều khiển xe không chính chủ thì có bị phạt hay không?
Tư vấn luật giao thông:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi. Vấn đề của bạn Tổng đài tư vấn xin tư vấn như sau:
Thứ nhất: Xử phạt đối với xe máy
Căn cứ Điểm a Khoản 4 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định:
“Điều 30. Xử phạt chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ
4. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với cá nhân, từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không làm thủ tục đăng ký sang tên xe (để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình) theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô;”
Theo đó, kể từ ngày 01/01/2020 khi Nghị định 100/2019/NĐ-CP có hiệu lực thì trường hợp bạn mua xe nhưng không làm thủ tục đăng ký sang tên xe để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình thì sẽ bị phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.
Thứ hai: Xử phạt đối với xe ô tô
Căn cứ Điểm l Khoản 7 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định:
“Điều 30. Xử phạt chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ
7. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
l) Không làm thủ tục đăng ký sang tên xe (để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình) theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng, các loại xe tương tự xe ô tô;”
Như vậy, nếu điều khiển xe ô tô không chính chủ thì bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với cá nhân; từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với tổ chức.
Tuy nhiên, theo quy định tại Khoản 10 Điều 80 Nghị định 100/2019/NĐ-Cp thì:
“Điều 80. Thủ tục xử phạt đối với chủ phương tiện, người điều khiển phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ, đường sắt
10. Việc xác minh để phát hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 4, điểm l khoản 7 Điều 30 Nghị định này chỉ được thực hiện thông qua công tác điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông; qua công tác đăng ký xe”.
Theo đó, việc xác minh để phát hiện lỗi xe máy không chính chủ chỉ được thực hiện thông qua:
– Công tác điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông;
– Công tác đăng ký xe.
Mượn xe có bị xử phạt lỗi điều khiển xe không chính chủ
Từ những quy định trên, chỉ áp dụng đối tượng là chủ phương tiện khi “mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản” mà không tiến hành thủ tục đăng ký sang tên xe theo quy định, chứ không phải là “người điều khiển phương tiện”.
Nên không có quy định nào quy định mượn xe để lưu thông trên đường mà bị phạt vì lỗi điều khiển xe không chính chủ.
Tổng đài tư vấn trực tuyến về Giao thông đường bộ: 19006172
Kết luận
Tóm lại, câu hỏi của bạn về lỗi điều khiển xe không chính chủ chỉ áp dụng đối với chủ phương tiện khi “mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản” mà không tiến hành thủ tục đăng ký sang tên xe theo quy định. Điều khiển xe không chính chủ thì bị xử phạt:
– Ô tô: phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với cá nhân; từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với tổ chức.
– Xe máy: từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với cá nhân; từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với tổ chức.
Mượn xe của người khác điều khiển thì không bị phạt vì lỗi điều khiển xe không chính chủ.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo bài viết:
Trường hợp nào được xử phạt với lỗi xe không chính chủ?
Mua xe máy không chính chủ hiện nay phải làm như thế nào?
Mức phạt khi đi xe ô tô không chính chủ
Mọi vấn đề liên quan đến xử phạt vi phạm hành chính khi lái xe không chính chủ; xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
- Tước phù hiệu khi không có chứng chỉ tập huấn nghiệp vụ du lịch
- Đăng ký xe máy bị mất thì tới đâu để xin cấp lại và cần giấy gì?
- Khi chạy xe tuyến cố định thì có cần phải trao vé cho khách không
- Điều kiện nâng hạng giấy phép lái xe từ xe 9 chỗ ngồi lên xe 16 chỗ ngồi
- Điều khiển xe ô tô 7 chỗ đi vào làn BRT bị phạt như thế nào?