Dừng xe ô tô gây tai nạn chết người thì bị xử lí như thế nào?
Dừng xe ô tô gây tai nạn chết người thì bị xử lí như thế nào? Khoảng 1h30p chiều tôi điều khiển xe ô tô mang biển kiểm soát 29M8381 và bố tôi ngồi phụ xe. Tôi chở giấy từ nhà đến địa điểm Văn An tôi đau bụng cần đi vệ sinh. Tôi có quan sát phía trước không có người, phía sau 2 gương chiếu hậu không có người, tôi bật xi nhan phải cách chỗ dừng 100m rồi cho xe chạy từ từ vào lề đường đến khi xe dừng và đỗ lại tôi mở cửa xuống xe thì tôi nghe thấy tiếng rầm ở đít xe tải của tôi.
Tôi nhìn thấy xe máy đâm vào đít xe, bố tôi liền xuống xe bế người đó đi bệnh viện và thấy người đó mùi rượu sặc sụa. Trên đường đi cấp cứu thì tử vong trong lúc đấy tôi đi vệ sinh. Như vậy tôi bị xử lý thế nào.
- Mức phạt ô tô dừng xe không có tín hiệu báo cho phương tiện khác biết
- Mức phạt ô tô dừng xe không theo sát lề đường
- Mức phạt đối với lỗi ô tô dừng xe bên trái đường một chiều
Tư vấn giao thông đường bộ
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Đối với câu hỏi Dừng xe ô tô gây tai nạn chết người thì bị xử lí như thế nào của bạn; chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
Đối với trường hợp của bạn thì khi xảy ra tai nạn bạn cần gọi điện đến cơ quan công an thông báo về vụ tai nạn. Khi công an xử lý vụ tai nạn sẽ xác định trường hợp này bạn có lỗi hay không có lỗi đối với việc để tai nạn xảy ra. Do đó, khi chưa có kết luận của cơ quan công an thì Tổng đài tư vấn cho bạn hai trường hợp như sau:
Thứ nhất, nếu cơ quan công an xác định bạn là người có lỗi để xảy ra tai nạn
Trong trường hợp dừng xe ô tô gây tai nạn chết người thì bạn có thể phải chịu trách nhiệm hình sự và trách nhiệm bồi thường
Về trách nhiệm hình sự.
Điểm a, Khoản 1, Điều 260 Bộ luật hình sự 2015 quy định:
“Điều 260. Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ
1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;”
Như vậy, khi cảnh sát giao thông kết luận bạn là người có lỗi và lỗi của bạn là nguyên nhân trực tiếp gây tai nạn thì bạn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng; phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 1 năm đến 5 năm.
Về vấn đề bồi thường thiệt hại được xác định theo quy định tại Điều 591 Bộ luật dân sự năm 2015
“Điều 591. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm
1. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm:
a) Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo quy định tại Điều 590 của Bộ luật này;
b) Chi phí hợp lý cho việc mai táng;
c) Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng;
d) Thiệt hại khác do luật quy định.
2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp tính mạng của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này.
Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có tính mạng bị xâm phạm không quá một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.”
Như vậy, pháp luật tôn trọng sự thỏa thuận của các bên về vấn đề bồi thường nhưng phải đảm bảo đó là một mức bồi thường hợp lý, thuận tình và phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của các bên. Trong trường hợp không thỏa thuận được mức bồi thường, một trong các bên có quyền khởi kiện đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn hoặc nguyên đơn cư trú, làm việc hoặc nơi xảy ra việc gây thiệt hại để được giải quyết.
Tổng đài tư vấn trực tuyến về Giao thông đường bộ: 19006172
Thứ hai, trường hợp bạn hoàn toàn không có lỗi để xảy ra vụ tai nạn
Căn cứ Khoản 4 Điều 585 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:
“Điều 585. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại
4. Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra”.
Như vậy, trong trường hợp bạn hoàn toàn không có lỗi để xảy ra tai nạn thì bạn sẽ không phải bồi thường thiệt hại cho người nhà của người bị tai nạn và cũng sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự.
Tuy nhiên, như bạn trình bày, bạn là người điều khiển phương tiện nhưng rời vị trí lái khi dừng xe. Do đó, bạn sẽ bị xử phạt về mặt hành chính. Và để tìm hiểu cụ thể, bạn vui lòng tham khảo bài viết: Dừng xe tắt máy và rời vị trí lái có bị xử phạt không?
Trên đây là bài viết về vấn đề Dừng xe ô tô gây tai nạn chết người thì bị xử lí như thế nào? Ngoài ra bạn có thể tham khảo bài viết:
Điều khiển xe gây tai nạn mà không giữ nguyên hiện trường
Gây ra tai nạn giao thông bị phạt như thế nào theo quy định
Mọi thắc mắc về dừng xe ô tô gây tai nạn chết người; bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tổng đài tư vấn.