Các trường hợp không báo giảm
Cho tôi hỏi vấn đề như sau: Quy định người lao động làm việc trong tháng đủ bao nhiêu ngày công thì không phải báo giảm. Xin chân thành cảm ơn!
- Có phải đóng tiền bảo hiểm khi báo giảm về trước không?
- Báo giảm lao động sau khi đã gia hạn thẻ BHYT
- Báo giảm và thủ tục hưởng chế độ khi nghỉ ốm đau dài ngày
Tư vấn bảo hiểm xã hội:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Về vấn đề: Người sử dụng lao động không phải báo giảm trong trường hợp nào?, chúng tôi xin trả lời cho bạn như sau:
Căn cứ khoản 4, Khoản 5, Khoản 6 điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định:
“Điều 42. Quản lý đối tượng
4. Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng BHXH.
5. Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về BHXH thì không phải đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN nhưng vẫn được hưởng quyền lợi BHYT.
6. Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì đơn vị và người lao động không phải đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN, thời gian này được tính là thời gian đóng BHXH, không được tính là thời gian đóng BHTN và được cơ quan BHXH đóng BHYT cho người lao động.
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được ghi trên sổ BHXH theo mức tiền lương đóng BHXH của tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản người lao động được nâng lương thì được ghi theo mức tiền lương mới của người lao động từ thời điểm được nâng lương.
Người lao động đang làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên nghỉ việc hưởng chế độ thai sản thì thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính là thời gian làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên.”
Tư vấn bảo hiểm xã hội trực tuyến 24/7: 1900 6172
Theo quy định này, người sử dụng lao động có trách nhiệm báo giảm lao động trong tháng trong trường hợp người lao động không làm việc và không hưởng lương từ 14 ngày công trở lên trong tháng. Thời gian này doanh nghiệp không phải đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
Như vậy, theo quy định trên thì ngoài trường hợp phải báo giảm nêu trên, các trường hợp còn lại doanh nghiệp không phải báo giảm.
Bạn có thể tham khảo thêm tại bài viết:
Người sử dụng lao động không phải báo giảm trong trường hợp nào
Báo giảm lao động nghỉ chế độ thai sản muộn
Trong quá trình giải quyết nếu còn vấn đề thắc mắc về người sử dụng lao động không phải báo giảm trong trường hợp nào, bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.