Đóng bảo hiểm 19 năm 04 tháng có được rút 1 lần không
Chào anh chị, tính hết tháng 6/2022 là tôi đóng được 19 năm 4 tháng BHXH. Nay tôi muốn nghỉ vì tôi được biết là nếu làm nữa sẽ bị bảo lưu hưởng hưu và không lãnh được BHXH 1 lần đúng không ạ? Và cho tôi hỏi thêm là hết tháng 6/2022 tôi nghỉ việc thì tôi đóng được 10 năm 3 tháng thất nghiệp vậy thủ tục lãnh như thế nào xin cho tôi biết chi tiết ạ? Xin cảm ơn.
Tư vấn bảo hiểm xã hội một lần:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi. Về: Đóng bảo hiểm 19 năm 04 tháng có được rút 1 lần không; Tổng đài tư vấn xin trả lời như sau:
Thứ nhất, về việc rút BHXH 1 lần khi đóng BHXH 19 năm 4 tháng;
Căn cứ tại điểm b Khoản 1 Điều 8 Nghị định 115/2015/NĐ-CP quy định về các trường hợp được hưởng Bảo hiểm xã hội một lần như sau:
“Điều 8. Bảo hiểm xã hội một lần
1. Người lao động quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 2 của Nghị định này mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
b) Sau một năm nghỉ việc mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội;”
Theo quy định trên, để được lãnh BHXH 1 lần, người lao động cần đáp ứng đồng thời 02 điều kiện: (1) có thời gian đóng BHXH chưa đủ 20 năm (240 tháng); (2) Nghỉ việc sau 01 năm và trong 01 năm nghỉ việc không được tham gia bảo hiểm xã hội. Như vậy, trong trường hợp này: bạn đã đóng bảo hiểm được 19 năm 4 tháng nên đáp ứng điều kiện (1) là chưa đóng BHXH đủ 20 năm. Sau đó, nếu bạn chốt sổ BHXH và nghỉ chờ sau 01 năm làm thủ tục lãnh mà không tiếp tục đóng BHXH thì bạn đủ điều kiện lãnh BHXH 1 lần.
Chính vì vậy, không có quy định nào của pháp luật về việc đóng 19 năm BHXH hay hơn 19 năm BHXH sẽ bị bảo lưu để hưởng lương hưu hay làm tròn thanh 20 năm cả. Do đó, cứ dưới 20 năm BHXH tức là nhỏ hơn 240 tháng đóng BHXH sẽ vẫn được lãnh BHXH 1 lần bình thường.
Thứ hai, về thủ tục rút Bảo hiểm thất nghiệp;
Bước 1: Người lao động sau khi nghỉ việc cần chuẩn bị bộ hồ sơ (Điều 16 Nghị Định 28/2015/NĐ-CP) hưởng trợ cấp thất nghiệp như sau:
– Sổ bảo hiểm xã hội đã chốt (bản gốc)
– Quyết định nghỉ việc, Quyết định sa thải, Hợp đồng lao động đã hết hạn…..(bản chính hoặc bản sao chứng thực)
– Căn cước công dân/chứng minh thư, hộ chiều
– Đơn đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH).
– Thời hạn nộp hồ sơ: Trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt HĐLĐ. Nếu quá 03 tháng nêu trên mà không nộp hồ sơ thì người lao động không được nhận trợ cấp thất nghiệp;
Bước 2: Nộp hồ sơ tại Trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh nơi cư trú (Điều 17 Nghị định 28/2015/NĐ-CP);
Bước 3: Trung tâm dịch vụ việc làm nhận hồ sơ và giải quyết hồ sơ. Nếu sau 15 ngày mà người lao động chưa có việc làm thì ra quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp. Sau 20 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ nhận trợ cấp thất nghiệp, người lao động sẽ nhận quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp và khai báo tình hình tìm kiếm việc làm tháng đầu tiền. Sau 5 – 7 ngày sẽ được nhận tiền trợ cấp thất nghiệp tháng đầu.
Bước 4: Hằng tháng người lao động thực hiện khai báo tình hình tìm kiếm việc làm đúng theo quy định và nhận trợ cấp thất nghiệp.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết sau: Hướng dẫn thủ tục hưởng BHXH 1 lần sau 1 năm nghỉ việc
Nếu còn vướng mắc về: Đóng bảo hiểm 19 năm 04 tháng có được rút 1 lần không; bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được gặp các chuyên viên tư vấn.
- Hồ sơ chuyển nơi hưởng TCTN được quy định như thế nào?
- Đóng BHXH từ tháng 5/2009 thì được hưởng trợ cấp thất nghiệp thế nào?
- Phẫu thuật cắt ruột thừa có được hưởng bảo hiểm y tế
- Bảo lưu quá trình đóng bảo hiểm xã hội có được hưởng thai sản không
- Giải quyết chế độ tai nạn lao động khi cùng làm việc ở 3 công ty khác nhau