Nội dung câu hỏi:
Tổng đài cho tôi hỏi về mức xử phạt khi tài xế xe khách của công ty không có giấy chứng nhận tập huấn nghiệp vụ vận tải với ạ? Những đối tượng nào phải có giấy chứng nhận này? Tôi cảm ơn.
- Quy định về giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy
- Quy định về chứng chỉ hướng dẫn nghiệp vụ đối với xe du lịch
- Quy định của pháp luật về hợp đồng vận chuyển đối với xe hợp đồng
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Đối với thắc mắc của bạn về các đối tượng phải có giấy chứng nhận tập huấn nghiệp vụ vận tải, chúng tôi xin tư vấn như sau:
Trách nhiệm của Đơn vị kinh doanh vận tải trong việc cấp Chứng nhận nghiệp vụ vận tải
Căn cứ Khoản 3 Điều 34 Nghị định 10/2020/NĐ-CP quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô có quy định như sau:
“Điều 34. Đơn vị kinh doanh vận tải bằng xe ô tô
3. Đơn vị kinh doanh vận tải
a) Ký hợp đồng lao động, đóng các loại bảo hiểm, tổ chức khám sức khỏe định kỳ và thực hiện đầy đủ các quyền lợi của người lao động (bao gồm cả lái xe, nhân viên phục trên xe) theo quy định của pháp luật về lao động;
b) Phải đảm bảo các quyền lại của hành khách theo quy định của pháp luật;
c) Tổ chức tập huấn nghiệp vụ vận tải và an toàn giao thông cho người lái xe, nhân viên phục vụ trên xe; cấp thẻ nhận dạng lái xe cho lái xe của đơn vị theo quy định;
d) Trong trường hợp có từ 02 đơn vị kinh doanh vận tải trở lên hợp tác để cùng kinh doanh vận tải phải có hợp đồng hợp tác, trong nội dung hợp đồng phải thể hiện: Đơn vị nào chịu trách nhiệm trực tiếp điều hành phương tiện, lái xe để vận chuyển hành khách, hàng hóa, quyết định giá cước vận tải và các nội dung theo quy định tại điểm a, điểm b và điểm c khoản này.”
Theo quy định trên, đơn vị kinh doanh vận tải có trách nhiệm tổ chức tập huẩn nghiệp vụ vận tải và an toàn giao thông cho lái xe, nhân viên phụ vụ trên xe; cấp thẻ nhận dạng lái xe cho lái xe của đơn vị theo quy định. Chương trình đào tạo và cấp chứng chỉ nghiệp vụ vận tại thực hiện theo Quyết định 1900/QĐ-BGTVT ngày 07/10/2020 quy định về việc Ban hành chương trình khung, tài liệu tập huấn nghiệp vụ vận tải và an toàn giao thông cho người lái xe, nhân viên phục vụ trên xe tại các đơn vị kinh doanh vận tải.
Như vậy, có thể hiểu cứ là đơn vị kinh doanh vận tải (biển số vàng) có sử dụng lái xe và nhân viên phục vụ trên xe là phải tổ chức tập huấn và cấp chứng chỉ nghiệp vụ vận tải cho họ. Không phân biệt xe tải, xe contener hay là xe khách, xe hợp đồng…
Thời điểm tập huấn nghiệp vụ vận tải và an toàn giao thông cho người lái xe
Căn cứ Khoản 3 Điều 16 Thông tư 12/2020/TT-BGTVT quy định như sau:
“Điều 16. Tổ chức tập huấn nghiệp vụ vận tải và an toàn giao thông cho người lái xe, nhân viên phục vụ trên xe
3. Thời điểm tập huấn
a) Trước khi tham gia hoạt động kinh doanh vận tải;
b) Định kỳ không quá 03 năm, kể từ lần tập huấn trước đó.”
Theo đó, Thời điểm tập huấn nghiệp vụ vận tải và an toàn giao thông cho người lái xe là khi trước khi tham gia hoạt động kinh doanh vận tải và sau đó là định kỳ không quá 03 năm kể từ lần tập huấn trước đó.
Đối tượng phải có giấy chứng nhận tập huấn nghiệp vụ vận tải:
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Thông tư 12/2020/TT-BGTVT như sau:
“Điều 16. Tổ chức tập huấn nghiệp vụ vận tải và an toàn giao thông cho người lái xe, nhân viên phục vụ trên xe
1. Đối tượng tập huấn: người lái xe, nhân viên phục vụ trên xe.”
Như vậy, theo quy định trên thì lái xe kinh doanh vận tải và nhân viên phục vụ trên xe là những đối tượng phải được tập huấn và được cấp Giấy chứng nhận tập huấn nghiệp vụ vận tải.
Tổng đài tư vấn trực tuyến Luật giao thông đường bộ 19006172
Mức phạt khi không có chứng chỉ nghiệp vụ vận tải
Căn cứ theo quy định tại điểm g khoản 4 và điểm d khoản 10 Điều 28 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:
“Điều 28. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về vận tải đường bộ, dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ
4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với tổ chức kinh doanh vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
g) Sử dụng lái xe, nhân viên phục vụ trên xe để tham gia kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô mà không được tập huấn, hướng dẫn về nghiệp vụ vận tải hành khách và an toàn giao thông theo quy định (đối với hình thức kinh doanh vận tải có quy định lái xe, nhân viên phục vụ trên xe phải được tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ);
10. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
d) Thực hiện hành vi quy định tại điểm g khoản 4, điểm đ khoản 7 Điều này buộc phải tổ chức tập huấn nghiệp vụ hoặc tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho lái xe và nhân viên phục vụ trên xe theo quy định;“
Như vậy, trong trường hợp tài xế xe khách của công ty không có giấy chứng nhận tập huấn nghiệp vụ vận tải thì công ty sẽ bị phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng. Đồng thời, công ty phải tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho lái xe.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo các bài viết:
- Quy định về niêm yết giá cước đối với xe taxi
- Quy định đối với xe taxi sử dụng kinh doanh vận tải hành khách
Trong quá trình giải quyết nếu có gì vướng mắc; bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn.
- Quy định về khung giờ cấm xe tải 3,5 tấn vào Đại Lộ Thăng Long-Hà Nội
- Mức phạt xe máy với lỗi đi không đúng phần đường quy định
- Không có lỗi gây ra tai nạn giao thông có phải bồi thường thiệt hại không?
- Mức phạt tiền khi chở hàng vượt quá trọng tải 60% năm 2024
- Quy định về gắn phù hiệu và thiết bị giám sát hành trình đối với xe 2,3 tấn