Cách tính bảo hiểm một lần theo quy định pháp luật hiện hành
Cách tính bảo hiểm một lần theo quy định pháp luật hiện hành. Chào tổng đài, em có quá trình đóng bảo hiểm như sau:
Từ tháng 10_ 12/2008 = 604.800 đồng
Tháng 1_12/2009 = 728.000 đồng
Tháng 1_12/2010 = 817.600 đồng
Tháng 1_9/2011 = 1.176.000 đồng
Tháng 1_12/2011 = 1.736.000 đồng
Tháng 1_4/2013 = 2.016.000 đồng
Tháng 4_12/2014 = 3.200.000 đồng
Tháng 1_3/2015 = 3.600.000 đồng
Tháng 4_4/2015 = 3.572.000 đồng
Tháng 5_11/2015 = 3.696.000 đồng
Tháng 12_12/2015 = 3.725.000 đồng
Tháng 1_1/2016 = 4.245.000 đồng
Tháng 2_4/2016 = 4.270.000 đồng
Tháng 5_11/2016 = 4.402.000 đồng
Em muốn biết số tiền hưởng bảo hiểm 1 lần của em là bao nhiêu mà em không biết tính như nào. Nhờ tổng đài tư vấn giúp em, xin cảm ơn ạ!
- Cách xác định thời gian nộp hồ sơ và mức hưởng BHXH một lần
- Các vấn đề liên quan đến giải quyết hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội một lần
- Sử dụng thẻ căn cước để làm hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội một lần
Tư vấn bảo hiểm xã hội một lần:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới công ty Tổng đài tư vấn , với thắc mắc của bạn liên quan đến cách tính bảo hiểm một lần theo quy định pháp luật hiện hành, chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
Theo quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 8 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP:
“Điều 8. Bảo hiểm xã hội một lần
2. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:
a) 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;
b) 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;
Như vậy, mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần của bạn như sau:
1. Thời gian tham gia đóng bảo hiểm xã hội.
+ Giai đoạn trước năm 2014:
Năm 2008: đóng 3 tháng
Năm 2009 – 2011: đóng 36 tháng
Năm 2013: đóng 4 tháng
Như vậy, giai đoạn này bạn đóng được 3 năm 10 tháng bảo hiểm xã hội.
+ Giai đoạn từ năm 2014 trở đi:
Năm 2014: đóng 8 tháng
Năm 2015: đóng 12 tháng
Năm 2016: đóng 11 tháng
Vậy giai đoạn này bạn đóng được 2 năm 07 tháng bảo hiểm xã hội. Cộng với 10 tháng lẻ đóng trước năm 2014, tổng cộng bạn có 3 năm 5 tháng bảo hiểm, được làm tròn thành 3,5 năm.
Số tháng được hưởng BHXH 1 lần = 3 x 1,5 + 3,5 x 2 = 11,5 tháng.
2. Mức trung bình lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Mức trung bình lương tháng đóng BHXH = Số tháng đóng bảo hiểm xã hội x Mức đóng bảo hiểm xã hội x Mức điều chỉnh tiền lương = (3 x 604.800 x 1,79 + 12 x 728.000 x 1,68 + 817.600 x 12 x 1,54 + 1.176.000 x 12 x 1,3 + 2.016.000 x 4 x 1,11 + 3.200.000 x 8 x 1,07 + 3.600.000 x 3 x 1,06 + 3.572.000 x 1 x 1,06 + 3.696.000 x 7 x 1,06 + 3.725.000 x 1 x 1,06 + 4.245.000 x 1 x 1,04 + 4.270.000 x 3 x 1,04 + 4.402.000 x 7 x 1,04) : 77 = 2.391.078 đồng
3. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần.
Mức hưởng BHXH một lần = 11,5 tháng x 2.391.078 đồng = 27.297.403 đồng
Tư vấn bảo hiểm xã hội một lần trực tuyến: 1900.6172
Kết luận, mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần của bạn là: 27.297.403 đồng.
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi đối với thắc mắc của bạn liên quan đến cách tính bảo hiểm một lần theo quy định pháp luật hiện hành. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo bài viết:
Không xuất trình được sổ hộ khẩu có được hưởng bảo hiểm xã hội một lần?
Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần khi đóng BHXH từ năm 2014 đến 2017
Nếu còn vấn đề thắc mắc về cách tính bảo hiểm một lần theo quy định pháp luật hiện hành, bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 19006172 để được tư vấn trực tiếp.
- Mức hưởng chế độ ốm đau cho quân nhân chuyên nghiệp
- Có 2 số bảo hiểm nhưng nay đã chốt sổ thì thủ tục hưởng bảo hiểm 1 lần thế nào?
- Năm 2021 đóng BHXH gián đoạn thì có được hưởng thai sản không
- 7 ngày nghỉ khi vợ sinh con phải phẫu thuật có tính ngày chủ nhật?
- Có được cộng dồn thời gian tham gia khi có 2 thẻ BHYT?