19006172

Thủ tục cấp đổi thẻ BHYT do bị sai tên đệm

Thủ tục cấp đổi thẻ BHYT do bị sai tên đệm

Chào anh chị, thẻ BHYT của tôi là Nguyễn Văn Dũng nhưng tên của tôi là Nguyễn Hữu Dũng. Khi vào viện thăm khám người ta bảo không đúng tên nên họ không cho khám. Tôi đã trình bày là nhầm lẫn nhưng Bệnh viện nhất định không cho khám vậy có đúng không ạ? Trường hợp tôi phải đi sửa lại thẻ thì thủ tục cần làm những gì ạ? Thẻ BHYT của tôi mua ở xã Hồng Quang, Ứng Hòa, Hà nội theo hộ gia đình ạ?



cấp đổi thẻ BHYT

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 19 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi năm 2014 quy định:

“Điều 19. Đổi thẻ bảo hiểm y tế

1. Thẻ bảo hiểm y tế được đổi trong trường hợp sau đây:

c) Thông tin ghi trong thẻ không đúng.”

Theo quy định trên, trong trường hợp thông tin về họ tên trên thẻ BHYT không đúng thì để đảm bảo quyền lợi, bạn cần làm thủ tục đổi lại thẻ bảo hiểm y tế.

Căn cứ khoản 4 Điều 27 Điều 30 và khoản 3 Điều 3 Quyết định 595/QĐ-BHXH và Quyết định 896/QĐ-BHXH, thủ tục cấp lại, đổi thẻ BHYT như sau:

Bước 1: Lập hồ sơ theo quy định

Bạn cần chuẩn bị những giấy tờ sau:

+ Thẻ bảo hiểm y tế cũ còn giá trị;

Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT (Mu TK1-TS);

+ Giấy khai sinh bản sao;

+ Chứng minh thư hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu hoặc các giấy tờ tùy thân có ảnh khác do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp như: Giấy xác nhận của Công an cấp xã hoặc giấy xác nhận của cơ sở giáo dục nơi quản lý học sinh, sinh viên..

Bước 2: Bạn có thể lựa chọn việc nộp hồ sơ qua các hình thức như sau:

– Qua giao dịch điện tử: người tham gia đăng ký nhận mã xác thực và gửi hồ sơ điện tử đến Cổng Dịch vụ công của BHXH Việt Nam hoặc qua Tổ chức I-VAN (nếu đã đăng ký sử dụng dịch vụ I-VAN); trường hợp không chuyển hồ sơ giấy sang định dạng điện tử thì gửi hồ sơ giấy cho cơ quan BHXH qua bưu chính.

– Qua Bưu chính.

– Trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ của cơ quan BHXH nơi quản lý (hoặc nơi cư trú) hoặc tại Trung tâm Phục vụ HCC các cấp.

Bước 3: Cơ quan BHXH tiếp nhận hồ sơ và giải quyết theo quy định

– Trường hợp thay đổi thông tin: Không quá 03 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

– Người tham gia đang điều trị tại các cơ sở Khám chữa bệnh: trả trong ngày khi nhận đủ hồ sơ theo quy định

Bước 4: Nhận kết quả giải quyết.

Bạn nhận được thẻ BHYT mới đã được chỉnh sửa thông tin theo yêu cầu. Nhận kết quả đã giải quyết theo các hình thức đã đăng ký.

Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm các bài viết khác:

Nếu còn vấn đề gì vướng mắc , bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến – 1900 6172 để được tư vấn và giải đáp trực tiếp.

luatannam