Có được nối tiếp giá trị sử dụng của thẻ BHYT cũ không?
Trong tháng 1 đầu năm 2020 nhà em đã đăng ký mua BHYT cho 3 người, tháng 7 vừa rồi em gái em hết học đại học cần sử dụng thẻ BHYT nhưng ra phường mua giá vẫn là 805.000 đồng thì có đúng không? Đáng lẽ phải được giảm theo người thứ 4 chứ? Có được nối tiếp giá trị sử dụng thẻ cũ luôn không?
- Có bị mất thời gian đã tham gia BHYT liên tục khi chuyển đối tượng?
- Thời điểm thẻ BHYT có giá trị sử dụng kể từ khi gia hạn
Dịch vụ tư vấn bảo hiểm y tế qua tổng đài 1900 6172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Thứ nhất, mức đóng bảo hiểm y tế theo đối tượng hộ gia đình
Căn cứ theo quy định tại Điểm e Khoản 1 Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP như sau:
“Điều 7. Mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế
1. Mức đóng bảo hiểm y tế hằng tháng của các đối tượng được quy định như sau:
e) Mức đóng bảo hiểm y tế của đối tượng quy định tại Điều 5 Nghị định này như sau: Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở; người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất; từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.
Việc giảm trừ mức đóng bảo hiểm y tế theo quy định tại điểm này được thực hiện khi các thành viên tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình cùng tham gia trong năm tài chính.”
Như vậy, bảo hiểm y tế theo hình thức hộ gia đình sẽ được tính giảm mức phí đóng trên số người mua cùng tham gia trong năm tài chính. Theo như thông tin bạn cung cấp đầu tháng 1/2020 bạn đã đăng ký mua BHYT cho 3 người, đến tháng 7/2020 em gái bạn ra trường khi mua thẻ BHYT thì sẽ áp dụng mức phí đối với người thứ tư.
Mức lương cơ sở theo quy định tại Nghị định 38/2019/NĐ-CP là 1.490.000 đồng nên người thứ nhất có mức đóng là: 1.490.000 đồng x 4,5% x 12 tháng = 804.600 đồng.
Do đó, mức đóng bảo hiểm y tế của em gái bạn – người thứ 4 được tính là: 804.600 đồng x 50% = 402.300 đồng/năm.
Thứ hai, có được nối tiếp giá trị sử dụng của thẻ BHYT cũ không?
Căn cứ quy định tại Khoản 5 Điều 12 Nghị định 146/2016/NĐ-CP như sau:
“Điều 12. Thẻ bảo hiểm y tế
5. Thời gian tham gia bảo hiểm y tế 05 năm liên tục trở lên đối với đối tượng phải cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh. Thời gian tham gia bảo hiểm y tế liên tục là thời gian sử dụng ghi trên thẻ bảo hiểm y tế lần sau nối tiếp lần trước; trường hợp gián đoạn tối đa không quá 03 tháng.”
Bên cạnh đó, căn cứ theo Điều 13 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014 như sau:
“Điều 13. Thời hạn thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng
7. Đối với đối tượng quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này:
b) Thẻ bảo hiểm y tế được cấp hằng năm cho học sinh, sinh viên của cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trong đó:
– Đối với học sinh, sinh viên năm thứ nhất của khóa học: Thẻ có giá trị sử dụng từ ngày nhập học, trừ trường hợp thẻ của học sinh lớp 12 đang còn giá trị sử dụng;
– Đối với học sinh, sinh viên năm cuối của khóa học: Thẻ có giá trị sử dụng đến ngày cuối của tháng kết thúc khóa học”.
Theo đó, trong thời gian 03 tháng sau khi thẻ bảo hiểm y tế của em bạn hết hạn nếu em bạn tham gia bảo hiểm y tế theo đối tượng hộ gia đình thì thẻ bảo hiểm y tế được nối tiếp giá trị sử dụng của thẻ cũ.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề: Nối tiếp giá trị sử dụng của thẻ BHYT cũ được không?
Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến – 1900 6172 để được tư vấn và giải đáp trực tiếp.
Thời điểm có giá trị sử dụng của thẻ BHYT theo đối tượng hộ gia đình
Năm 2020 thẻ BHYT hộ gia đình có giá trị sử dụng từ thời điểm nào?
- Mức hưởng tử tuất của thân nhân khi có hai người chết
- Những đối tượng nào sẽ có thẻ BHYT mang mã số 1 và mức hưởng như nào?
- Những giấy tờ cần chuẩn bị để giải quyết chế độ hưu trí cho NLĐ
- Chế độ thai sản cho chồng khi vợ không tham gia bảo hiểm
- Nghỉ việc sau bao lâu thì được hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần?