19006172

Lãi khi chậm điều chỉnh lương đóng bảo hiểm

Chậm điều chỉnh lương đóng bảo hiểm

Công ty tôi đóng bảo hiểm xã hội cho một số nhân viên ở mức lương tối thiểu vùng. Bây giờ tôi mới biết đầu tháng 1/2020 có Nghị định điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng. Hiện tại đã tháng 6 rồi tôi mới điều chỉnh mức đóng bảo hiểm xã hội theo lương tối thiểu vùng mới thì có bị tính lãi do chậm điều chỉnh lương đóng bảo hiểm không?



Chậm điều chỉnh lương đóng bảo hiểmTư vấn bảo hiểm xã hội:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về chậm điều chỉnh lương đóng bảo hiểm đến tới Tổng đài tư vấn. Câu hỏi của bạn được chúng tôi tư vấn như sau:

Căn cứ khoản 1 Điều 5 Nghị định 90/2019/NĐ-CP quy định:

“Điều 5. Áp dụng mức lương tối thiểu vùng

1. Mức lương tối thiểu vùng quy định tại Điều 3 Nghị định này là mức thấp nhất làm cơ sở để doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận và trả lương, trong đó mức lương trả cho người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường, bảo đảm đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận phải bảo đảm:

a) Không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc giản đơn nhất;

b) Cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc đòi hỏi người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề theo quy định tại khoản 2 Điều này.”

Như vậy:

Theo quy định trên, doanh nghiệp phải trả lương cho người lao động dựa trên mức lương tối thiểu vùng. Nếu người lao động chưa qua đào tạo làm công việc đơn giản nhất thì được trả lương không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng và cao hơn ít nhất 7% so với lương tối thiểu vùng đối với người lao động đã qua học nghề. Vậy nên, từ 1/1/2020 mức lương tối thiểu vùng tăng lên nhưng doanh nghiệp vẫn áp dụng mức lương tối thiểu vùng cũ là trái với quy định của pháp luật.

Do đó, công ty cần có sự điều chỉnh lương cho phù hợp với quy định của pháp luật. Khi đó, công ty phải đóng Bảo hiểm xã hội theo mức tiền lương mới. Nếu chậm điều chỉnh lương đóng bảo hiểm thì phải truy thu tiền đóng Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động và có thể kèm theo lãi tính trên số tiền đóng muộn đó.

Tại điểm 1.3 khoản 1 Điều 38 Quyết định 595/QĐ-BHXH có quy định:

“1. Các trường hợp truy thu

1.3. Truy thu do điều chỉnh tăng tiền lương đã đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN cho người lao động: trường hợp sau 06 tháng kể từ ngày người có thẩm ký quyết định hoặc HĐLĐ (phụ lục HĐLĐ) nâng bậc lương, nâng ngạch lương, điều chỉnh tăng tiền lương, phụ cấp tháng đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN cho người lao động mới thực hiện truy đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN thì số tiền truy thu BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN được tính bao gồm: số tiền phải đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN theo quy định và tiền lãi truy thu tính trên số tiền phải đóng”.

Chậm điều chỉnh lương đóng bảo hiểm

Tổng đài tư vấn Bảo hiểm xã hội trực tuyến 24/7: 19006172

Theo quy định trên thì sau 6 tháng kể từ thời điểm điều chỉnh tăng tiền lương (ngày 01/01/2020) mà công ty bạn mới truy thu tiền đóng Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp thì phải chịu lãi truy thu. Hiện tại là tháng 6, công ty bạn mới truy thu số do điều chỉnh tiền lương đã đóng BHXH, BHYT, BHTN nên không phải đóng tiền lãi truy thu. Tuy nhiên, nếu hết tháng 6 này mà bạn không truy thu tiền đóng Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp thì công ty bạn sẽ phải chịu lãi chậm đóng. 

Và để tìm hiểu cụ thể về lãi chậm đóng, bạn có thể vui lòng tham khảo thêm bài viết: 

Cách tính tiền lãi chậm đóng bảo hiểm xã hội

Được truy thu đóng bảo hiểm xã hội tối đa bao nhiêu tháng?

Nếu trong quá trình giải quyết còn có vấn đề gì thắc mắc về chậm điều chỉnh lương đóng bảo hiểm; vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.

luatannam