Trường hợp nào thì được chuyển tuyến lên tuyến trên?
Tôi muốn hỏi về: Trường hợp nào thì được chuyển tuyến lên tuyến trên. Cho hỏi nếu có bảo hiểm y tế đăng ký tại huyện này nhưng khám chữa bệnh tại bệnh huyện tuyến huyện khác thì có được phép chuyển lên tuyến trên không? Đối với bệnh viện thị xã Ngã Bảy (Hà Giang), bác sĩ yêu cầu về cơ sở ĐKKCB ban đầu mới được xin chuyển tuyến vì BHYT không đăng ký tại tổ chức y tế Ngã Bảy, họ làm thế có sai không?
- Chuyển tuyến khám chữa bệnh đến bệnh viện tuyến tỉnh
- Cấp cứu có cần xin giấy chuyển tuyến không?
- Thanh toán bảo hiểm y tế khi cấp cứu tại bệnh viện trái tuyến
Tư vấn bảo hiểm y tế:
Với trường hợp của bạn: Trường hợp nào thì được chuyển tuyến lên tuyến trên, Tổng đài tư vấn trả lời cho bạn như sau:
Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 5 Thông tư 14/2014/TT-BYT quy định về điều kiện chuyển tuyến cụ thể như sau:
+ Bệnh không phù hợp với năng lực chẩn đoán và điều trị, danh mục kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc bệnh phù hợp với năng lực chẩn đoán và điều trị, danh mục kỹ thuật cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhưng do điều kiện khách quan, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó không đủ điều kiện để chẩn đoán và điều trị;
+ Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến trên liền kề không có dịch vụ kỹ thuật phù hợp thì cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến dưới được chuyển lên tuyến cao hơn;
+ Trước khi chuyển tuyến, người bệnh phải được hội chẩn và có chỉ định chuyển tuyến (trừ phòng khám và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến)
Do đó, nếu bạn đáp ứng được các điều kiện về chuyển tuyến nêu trên thì bạn sẽ được bệnh viện cấp giấy chuyển tuyến mà không bắt buộc bạn phải đi khám bệnh ở nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu mới được chuyển tuyến.
Tuy nhiên căn cứ theo quy định tại Khoản 3 Điều 14 Nghị định 146/2018/NĐ-CP:
“3. Trường hợp người có thẻ bảo hiểm y tế tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến, sau đó được cơ sở nơi tiếp nhận chuyển tuyến đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo mức hưởng quy định tại khoản 3 Điều 22 của Luật bảo hiểm y tế, trừ các trường hợp sau: cấp cứu; đang điều trị nội trú được phát hiện bệnh khác ngoài phạm vi chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; tình trạng bệnh diễn biến vượt quá khả năng chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.”
Tư vấn bảo hiểm y tế trực tuyến 24/7: 1900 6172
Như vậy, việc chuyển tuyến phải được thực hiện khi khám chữa bệnh đúng tuyến nếu không bạn chỉ được hưởng mức quyền lợi trái tuyến. Do đó, bệnh viện yêu cầu bạn phải xin chuyển tuyến từ nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu là đúng quy định pháp luật.
Và để tìm hiểu cụ thể hơn, bạn có thể tham khảo tại bài viết:
Khám, chữa bệnh trái tuyến Tỉnh được hưởng quyền lợi gì?
Khám, chữa bệnh tại bệnh viện tuyến tỉnh
Trên đây là quy định của pháp luật về: Trường hợp nào thì được chuyển tuyến lên tuyến trên. Mọi thắc mắc liên quan bảo hiểm y tế, xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
- Quyền lợi BHYT của con liệt sĩ khi đi làm tại doanh nghiệp
- Mất thẻ BHYT khi đi KCB thì có được BHYT thanh toán lại không?
- Khám chữa bệnh khác nơi đăng ký ban đầu thì có được hưởng BHYT?
- Con sinh ra có được cấp thẻ BHYT không và thủ tục như thế nào?
- Sử dụng thẻ BHYT khi công ty báo giảm nghỉ không lương muộn