Thủ tục chuyển nơi hưởng lương hưu từ Hà Nội đến thành phố Hồ Chí Minh
Những giấy tờ cần chuẩn bị để chuyển nơi hưởng lương hưu. Tôi đang hưởng lương hưu ở Hà Nội được 2 năm nhưng nay vào thành phố Hồ Chí Minh sinh sống thì tôi có được chuyển lương hưu vào thành phố Hồ Chí Minh để nhận ở đó không? Tôi cần làm những giấy tờ gì?
Khi tôi đến Cơ quan BHXH quận Hoàng Mai để làm hồ sơ thì họ yêu cầu tôi phải có giấy tờ cư trú ở TP Hồ Chí Minh là sổ hộ khẩu hoặc tạm trú KT3 mà xa quá nên tôi chưa làm được, tôi muốn chuyển xong lương hưu thì vào TP HCM sẽ làm thủ tục KT3 và sổ hộ khẩu sau. Vậy họ đòi hỏi giấy tờ như vậy có đúng không ạ? Xin cảm ơn
- Dịch vụ tính chế độ hưu trí chính xác 100%
- Thủ tục chuyển tiền lương hưu vào tài khoản của người khác?
- Thủ tục thay đổi hình thức nhận lương hưu sang ATM?
Tư vấn chế độ hưu trí
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới chúng tôi. Tổng đài tư vấn xin trả lời câu hỏi: Thủ tục chuyển nơi hưởng lương hưu từ Hà Nội đến thành phố Hồ Chí Minh của bạn như sau:
Căn cứ Điều 115 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 thì người đang hưởng lương hưu hằng tháng mà chuyển đến nơi ở khác trong nước có nguyện vọng được hưởng bảo hiểm xã hội ở nơi cư trú mới thì có đơn đề nghị gửi cơ quan Bảo hiểm xã hội nơi đang hưởng lương hưu để được giải quyết. Như vậy, trong trường hợp này: bạn đang hưởng lương hưu ở Hà Nội nhưng sắp tới có chuyển nơi ở vào TP Hồ Chí Minh. Nếu bạn có yêu cầu thì cơ quan Bảo hiểm xã hội quận Hoàng Mai, Hà Nội sẽ làm thủ tục chuyển nơi hưởng lương hưu cho bạn. Cụ thể chúng tôi xin hướng dẫn bạn như sau:
Thứ nhất, về thủ tục chuyển nơi hưởng lương hưu từ Hà Nội vào thành phố Hồ Chí Minh;
Căn cứ Khoản 1 và Khoản 2 Điều 6 Quyết định 166/2019/QĐ-BHXH và Quyết định 777/QĐ-BHXH (có hiệu lực từ ngày 24/06/2019), thủ tục chuyển nơi hưởng lương hưu đến tỉnh khác như sau:
+ Bước 1: Người đang hưởng lương hưu hàng tháng: nộp đơn đề nghị chuyển nơi nhận lương hưu theo mẫu 14-HSB cho BHXH huyện đang chi trả lương hưu hàng tháng.
+ Bước 2:
- BHXH huyện nơi chuyển đi tiếp nhận hồ sơ từ người hưởng, lập Thông báo theo mẫu số 23-HSB trả cho mẹ của bạn.
- BHXH huyện nơi chuyển đến: Khi nhận được Thông báo chuyển hưởng, cập nhật ngay vào danh sách chi trả và tổ chức chi trả cho người hưởng tại địa điểm nơi người hưởng đăng ký; đồng thời cơ quan BHXH nhắn tin đến người hưởng về thời gian, địa điểm chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng
Thời hạn giải quyết hồ sơ: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết; trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
+ Bước 3: Nhận kết quả: Người đang hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng đến nhận lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng, thẻ BHYT (nếu thuộc đối tượng có trách nhiệm tham gia BHYT) theo thời gian và địa điểm ghi trong Thông báo (Mẫu số 23-HSB);
Thứ hai, chuyển nơi hưởng lương hưu có cần phải có giấy tờ cư trú mới;
Căn cứ tại Điều 115 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định như sau:
“Điều 115. Chuyển nơi hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội
Người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng chuyển đến nơi ở khác trong nước có nguyện vọng được hưởng bảo hiểm xã hội ở nơi cư trú mới thì có đơn gửi cơ quan bảo hiểm xã hội nơi đang hưởng.”
Bên cạnh đó, căn cứ Điều 11 Luật cư trú năm 2020 quy định về nơi cư trú của công dân như sau:
“Nơi cư trú của công dân
1. Nơi cư trú của công dân bao gồm nơi thường trú, nơi tạm trú.
2. Trường hợp không xác định được nơi thường trú, nơi tạm trú thì nơi cư trú của công dân là nơi ở hiện tại được xác định theo quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật này.”
Theo quy định trên, người lao động khi thay đổi nơi cư trú được quyền yêu cầu chuyển nơi hưởng lương hưu hằng tháng. Tuy nhiên để làm được thủ tục chuyển nơi hưởng lương hưu thì người lao động cần chứng minh với cơ quan có thẩm quyền việc việc: bản thân người lao động đã thay đổi nơi cứ trú. Vậy chứng minh bằng cách nào? Đó là việc người lao động cần phải cầm theo sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú KT3, nếu như hiện nay nhà nước đã bỏ sổ hộ khẩu thì cần phải có giấy tờ về việc thay đổi nơi cư trú để làm căn cứ giải quyết hồ sơ.
Như vậy, khi đi làm hồ sơ chuyển nơi hưởng lương hưu tại cơ quan Bảo hiểm xã hội Quận Hoàng Mai, Hà Nội bạn bị yêu cầu phải xuất trình giấy tờ cư trú tại Thành phố Hồ Chí Minh làm căn cứ để giải quyết thủ tục điều này là đúng.
Tư vấn chế độ hưu trí trực tuyến 24/7: 1900 6172
Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về vấn đề: Những giấy tờ cần chuẩn bị để chuyển nơi hưởng lương hưu. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết khác tại:
Nếu còn vướng mắc về: Thủ tục chuyển nơi hưởng lương hưu từ Hà Nội đến thành phố Hồ Chí Minh; bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
- Thời gian nghỉ chế độ dưỡng sức tối đa sau khi nghỉ ốm đau điều trị phẫu thuật
- Bệnh nhân tái khám có cần nộp giấy chuyển viện hay không?
- Mức hưởng chế độ thai sản có cao hơn hay không khi không nghỉ đi khám thai?
- Nghỉ hưởng thai sản trước khi sinh con cần lưu ý vấn đề gì?
- Thông báo việc làm qua bưu điện trong thời gian dịch bệnh