Thực hư việc: Đóng bảo hiểm xã hội 15 năm có bị chốt để hưởng hưu
Trong thời gian vừa qua, rất nhiều người lao động được lan truyền thông tin rằng: Nhà nước sắp thay đổi luật Bảo hiểm xã hội, theo đó khi đóng BHXH đủ 15 năm sẽ bị chốt để hưởng lương hưu. Do đó, rất nhiều người hoang mang và nghỉ việc để đảm bảo thời gian đóng bảo hiểm dưới 15 năm và chuẩn bị nhận tiền BHXH một lần. Một tài khoản facebook hỏi tôi như sau: “C ơi e hỏi c 1 chút dc k ạ.hiện tại đóng bhxh dc 15 năm là phải chốt sổ pk ạ.nếu k lấy 1 lần thì sẽ tính lương hưu sau này pk ạ.ví dụ e đang lm cty mà đóng dc 14 năm vậy đến 15 năm nếu muốn rút 1 lần thì e phải nghỉ việc pk ạ.E cảm ơn c“
Như vậy, thực hư câu chuyện: Đóng Bảo hiểm xã hội 15 năm có bị chốt để hưởng hưu không? Trong bài viết này tôi sẽ giải đáp các vấn đề liên quan đến chốt hưởng lương hưu và nhận Bảo hiểm xã hội một lần.
Bài viết liên quan:
- Dịch vụ tính bảo hiểm xã hội một lần chính xác 100%
- Dịch vụ tính chế độ hưu trí chính xác 100%
- Tính lương hưu khi đóng được 38 năm 2 tháng (số liệu thực)
VIDEO: ĐÓNG BẢO HIỂM 15 NĂM CÓ BỊ CHỐT LƯƠNG HƯU
Câu hỏi 1: Đóng Bảo hiểm xã hội 15 năm có bị chốt để hưởng hưu?
Điều 55 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 và Điều 169 Bộ luật lao động năm 2019 quy định thì muốn về hưu thì người lao động cần đáp ứng đồng thời 02 điều kiện sau:
ĐK 01: Đóng được ít nhất 20 năm BHXH (ít nhất 240 tháng Bảo hiểm xã hội, thiếu 1 tháng cũng không được)
ĐK 02: Đủ tuổi về hưu: Trong năm 2023 tuổi về hưu của lao động nam là 60 tuôi 9 tháng (mỗi năm tăng thêm 3 tháng), đối với lao động nữ là 56 tuổi (mỗi năm tăng thêm 4 tháng).
Như vậy, không phải chỉ cần đóng 15 năm Bảo hiểm xã hội là được về hưu mà buộc phải đóng đủ 20 năm. Chỉ có duy nhất 01 trường hợp NLĐ là cán bộ nữ làm việc xã phưởng hoặc cán bộ không chuyên trách cấp xã đóng BHXH từ 15 năm đến 20 năm và đủ tuổi về hưu theo ĐK 02 nêu trên thì được về hưu. Do đó, mọi trường hợp khác vẫn phải đóng đủ BHXH là 20 năm.
Lý giải vì sao nhiều người hiểu nhầm là đóng 15 năm BHXH là bị chốt lương hưu. Căn cứ khoản 2 Điều 56 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về cách tính lương hưu quy định như sau:
“Điều 56. Mức lương hưu hằng tháng
2. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 62 của Luật này và tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội như sau:
a) Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm;
b) Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm.
Sau đó cứ thêm mỗi năm, người lao động quy định tại điểm a và điểm b khoản này được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.”
Như vậy, cách tính mức hưởng của lao động nữ quy định rằng: đóng 15 năm BHXH đầu tiền sẽ được tính là 45%, sau đó cứ đóng thêm 1 năm sẽ được tính hưởng thêm 2%. Vậy, lao động nữ khi đủ điều kiện về hưu khi đóng ít nhất 20 năm BHXH sẽ được hưởng mức lương hưu là 55%.
Từ phân tích trên thấy rằng: tất cả chúng ta đang nhầm lẫn giữa cách tính lương hưu của lao động nữ và điều kiện nghỉ hưu của người lao đông. Trong cách tính lương hưu của lao động nữa mới nhắc đến 15 năm đóng BHXH nhưng không phải là 15 năm đóng BHXH chốt lương hưu. Vậy mọi người cần lưu ý phân biệt giữa cách tính lương hưu và điều kiện về hưu.
Câu hỏi 2: Đóng BHXH bao nhiêu năm sẽ không rút được BHXH một lần?
Căn cứ Điều 1 Nghị quyết 93/2015/NQ-QH quy định về chính sách Bảo hiểm xã hội một lần như sau:
“Điều 1.
1. Người lao động được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội để đủ điều kiện hưởng lương hưu nhằm bảo đảm cuộc sống khi hết tuổi lao động theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014.
Trường hợp người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sau một năm nghỉ việc, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sau một năm không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội khi có yêu cầu thì được nhận bảo hiểm xã hội một lần.”
Theo quy định trên, khi người lao động nghỉ việc sau một năm, không tiếp tục đóng BHXH và chưa đủ 20 năm đóng BHXh khi đó nhu cầu có thể làm đơn đến cơ quan BHXH để được nhận bảo hiểm xã hội một lần.
Như vậy, điều kiện tiên quyết và hay khiến người lao động nhầm lẫn là chưa đóng đủ 20 năm BHXH. Theo đó, 20 năm BHXH được hiểu là dưới 240 tháng. Cụ thể:
– NLĐ đóng BHXH được 19 năm 11 tháng (239 tháng) vẫn được nhận BHXH 1 lần
– NLĐ đóng BHXH được 19 năm 10 tháng (238 tháng) vẫn được nhận BHXH 1 lần
– NLĐ đóng BHXH được 19 năm 7 tháng vẫn được nhận BHXH 1 lần.
Tuy nhiên, chúng ta cần lưu ý đến những vấn đề sau:
– Mọi người thường sợ là: Khi đóng BHXH từ 19 năm 7 tháng là sẽ làm tròn thành 20 năm và không được lãnh BHXH 1 lần nhưng không phải. Tiếp tục lại là câu chuyện hiều nhầm giữa điều kiện hưởng BHXH 1 lần và cách tính mức hưởng BHXH 1 lần. Theo đó, khi tính mức hưởng BHXH 1 lần mà có số tháng lẻ từ 7 tháng đến 11 tháng được làm tròn thành 1 năm nên nhiều người cho rằng đóng BHXH 19 năm 7 tháng là làm tròn 20 năm và không được nhận lương hưu. Cách hiểu này là sai và chỉ khi nào đóng đủ 20 năm tương ứng với 240 tháng sẽ không được lãnh lương hưu.
– Vậy khi đóng đủ 20 năm tương ứng với 240 tháng thì có được nhận BHXH 1 lần không thì có được nhận nhưng cần thuộc một trong những trường hợp sau:
(1) Đi nước ngoài định cư;
(2) Bị bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, xơ gan, bại liệt… hoặc các bệnh khác mà tổng tỷ lệ suy giảm khả năng lao động là 81%.
Kết luận: Tất cả sự nhầm lẫn đều do mọi người chưa có cái nhìn đúng đắn với các quy định của pháp luật. Do đó, chúng ta cần thông thái để tránh bị dư luận dắt mũi.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo các bài viết sau:
Nếu còn vướng mắc về: Tính lương hưu và Bảo hiểm xã hội một lần; bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được gặp các chuyên viên tư vấn.
- Lao động nam mới 53 tuổi thì được hưởng lương hưu luôn trong năm 2023 không?
- Em bé được sinh ở nước ngoài đã về Việt Nam có được cấp thẻ BHYT không?
- Phẫu thuật trái tuyến tại bệnh viện tuyến trung ương được hưởng BHYT thế nào?
- Mức hưởng chế độ mai táng phí theo quy định của pháp luật hiện hành
- Có được nghỉ hưu trước tuổi do suy giảm khả năng lao động?