Công ty phải bồi thường cho những bệnh nghề nghiệp nào?
Tôi nghe nói công ty sẽ có trách nhiệm bồi thường cho người lao động bị bệnh nghề nghiệp. Vậy cho tôi hỏi công ty phải bồi thường cho những bệnh nghề nghiệp nào?
- Đã nghỉ việc thì có được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp không?
- Công ty có phải giao hồ sơ bồi thường bệnh nghề nghiệp cho người lao động
- Hỗ trợ phí khám bệnh nghề nghiệp cho người đã chuyển công việc khác
Tư vấn chế độ bệnh nghề nghiệp:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn. Với thắc mắc của bạn về vấn đề công ty phải bồi thường cho người lao động mắc những bệnh nghề nghiệp; chúng tôi xin trả lời cho bạn như sau:
Căn cứ theo quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 04/2015/TT-BLĐTBXH, công ty phải bồi thường cho người lao động mắc những bệnh nghề nghiệp sau đây:
- Nhóm I: Các bệnh bụi phổi và phế quản
1.1. Bệnh bụi phổi – Silic nghề nghiệp;
1.2. Bệnh bụi phổi Atbet (Amiăng);
1.3. Bệnh bụi phổi bông;
1.4. Bệnh viêm phế quản mạn tính nghề nghiệp;
1.5. Bệnh hen phế quản nghề nghiệp;
1.6. Bệnh bụi phổi – Tacl nghề nghiệp;
1.7. Bệnh bụi phổi Than nghề nghiệp.
- Nhóm II: Các bệnh nhiễm độc nghề nghiệp
2.1. Bệnh nhiễm độc chì và các hợp chất chì;
2.2. Bệnh nhiễm độc Benzen và các hợp chất đồng đẳng của Benzen;
2.3. Bệnh nhiễm độc thủy ngân và các hợp chất của thủy ngân;
2.4. Bệnh nhiễm độc mangan và các hợp chất của mangan;
2.5. Bệnh nhiễm độc TNT (trinitro toluen);
2.6. Bệnh nhiễm độc asen và các chất asen nghề nghiệp;
2.7. Nhiễm độc chất Nicotin nghề nghiệp;
2.8. Bệnh nhiễm độc hóa chất trừ sâu nghề nghiệp;
2.9. Bệnh nhiễm độc Cacbonmonoxit nghề nghiệp;
2.10. Bệnh nhiễm độc Cadimi nghề nghiệp.
- Nhóm III: Các bệnh nghề nghiệp do yếu tố vật lý
3.1. Bệnh do quang tuyến X và các chất phóng xạ;
3.2. Bệnh điếc do tiếng ồn;
3.3. Bệnh rung chuyển nghề nghiệp;
3.4. Bệnh giảm áp mạn tính nghề nghiệp;
3.5. Bệnh nghề nghiệp do rung toàn thân.
- Nhóm IV: Các bệnh da nghề nghiệp
4.1. Bệnh sạm da nghề nghiệp;
4.2. Bệnh loét da, loét vách ngăn mũi, viêm da, chàm tiếp xúc;
4.3. Bệnh nốt dầu nghề nghiệp;
4.4. Bệnh loét da, viêm móng và xung quanh móng nghề nghiệp.
- Nhóm V: Các bệnh nhiễm khuẩn nghề nghiệp
5.1. Bệnh lao nghề nghiệp;
5.2. Bệnh viêm gan vi rút nghề nghiệp;
5.3. Bệnh do xoắn khuẩn Leptospira nghề nghiệp;
5.4. Nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.
Tư vấn chế độ bệnh nghề nghiệp trực tuyến 24/7: 1900 6172
Như vậy, khi người lao động mắc một trong những bệnh nghề nghiệp thuộc danh mục nêu trên thì công ty phải bồi thường cho họ tương ứng với mức suy giảm khả năng lao động theo quy định của pháp luật.
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi đối với thắc mắc của bạn về vấn đề công ty phải bồi thường cho người lao động mắc những bệnh nghề nghiệp nào? Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết sau:
Quy trình khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động
Được nhận trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng khi nào?
Nếu trong quá trình giải quyết còn vấn đề gì thắc mắc vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 19006172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.